đề cương ôn tập sử 8 hk2

Chia sẻ bởi Trần Phương Trinh | Ngày 17/10/2018 | 106

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập sử 8 hk2 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
SỬ 8 HỌC KÌ II
1/ Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?
*Nguyên nhân sâu sa: nhu cầu mở rộng thị trường, thuộc địa. Bản chất tham lam, tàn bạo của chủ nghĩa thực dân
*Nguyên trực tiếp: các chính sách thủ cựu và sự yếu đuôí bạc nhược của triều đình Huế
2 / Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân ta được thể hiện như thế nào?
Nhân dân ta kiên quyết chống Pháp với tinh thần yêu nước, bất khuất, nhân dân ta đã làm cho thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn. Từ sau khi triều đình Huế kí hiệp ước 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phần nào đã bao hàm cả 2 nhiệm vụ:chống thực dân xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
3/ Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:
-thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền đông nam kì(GĐ, ĐT, BH), đảo Côn lôn
-Mở 3 cửa biển (ĐN, BL, QY)cho Pháp vào buôn bán
-Cho phép ngưới Pháp và người TBN tự do truyền đạo Gia tô, bãi bỏ lệïnh cấm đạo trước đây ->
-Bồi thường cho Pháp 1 khoảng chiến phí tương 280vạn lạng bạc
-Pháp sẽ trả lại thành VLcho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân đân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp
4/ Vì sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
H/ước1874 là sự tính toán thiếu cẩn thận của Triều đình Huế,xuất phát từ ý thức bảo vệ của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo.
So vơi H/ước 1862, H/ước 1874 ta mất thêm 3 tỉnh Nam kì, mất thêm1 phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của VN
5/Nội dung cơ bản của H/ước Hác măng(1883)?
+ Bắc Kì và Trung Kì phải đặc dưới sự bảo hộ của Pháp ; cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung kì, Nam Kì thuộc về Pháp
+Triều đình cai quản Trung Kì nhưng phải thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế, Thanh –Nghệ -Tỉnh sát nhập vào Bắc Kì.
+Công sứ Pháp ở Bắc Kì kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình,nứm quyền trị an và nội vụ.
+Mọi việc giao thiệp với nước ngoài của triều đình Huế do Pháp nắm, kể cả giao thiệp với Trung Quốc
6/ H/ước Pa-tơ-nốt 1884 khác với H/ước Hác –măng ở điểm gì? Âm mưu xảo quyệt của Pháp thể hiện như thế nào?
+H/ước 1884 cónội dung cơ bản giống với nội dung H/ước1883, chỉ sửa đổi ranh giới khu vực trung Kì
+Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là vừa đánh, vừa tìm cách mua chuộc, xoa dịu, lấy lòng vua quan phong kiến triều Nguyễn
7/Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào?
Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm nghi,Tôn Thất Thuyết ra”Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đo,ù một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lến sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt-Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.
8/Điểm khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và cuộc khởi nghĩa Ba Đình là gì?
+Khởi nghĩa Bãi Sậy dựa vào địa thế thuận lợi, nghĩa quân sử dụng lối đánh du kích
kích độc đáo, lợi hại phân tán trong nhân dân thành nhóm nhỏ, khi ẩn, khi hiện, chủ động phục kích giặc trên đường đi hoặc tập các đồn lẻ…
+Việc xây dựng căn cứt hiện sự sáng tạo của nghĩa quân, cho nên khởi nghĩa tồn tại lâu hơn k/ng Ba Đình.
+Căn cứ Bãi Sậy không có thành lũy, công sự như căn cứ Ba Đình. Quân k/ng Bãi Sậy không thể cố thủ như Ba Đình, địa bàn hoạt động mở rộng ra các tỉnh Bắc Ninh , Hải Dương, Hải Phòng , Thái Bình.
9/Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc k/ng điển hình nhất trong phong trào Cần vương vì?
+K/ng có qui mô lớn, địa bàn rộng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Phương Trinh
Dung lượng: 80,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)