Đề cương ôn tập Sử 8 hay
Chia sẻ bởi Nguyễn Long Hải |
Ngày 17/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Sử 8 hay thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
-Môn: Lịch Sử -Lớp: 8/6
Câu 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào?
- Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương ”, nhằm kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào yêu nước chống quân xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần Vương.
- Được chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888): phong tào lan rộng và diễn ra vô cùng mạnh mẽ ở các khu vực Trung Kì và Bắc Kì.
+ Giai đoạn 2 (1888 – 1892): phong trào đã quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn và quy mô và trình độ tổ chức cao.
Câu 2: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Vào năm 1885 hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Phong trào kháng chiến chống Pháp ở đây diễn ra mạnh mẽ. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật. Ông chọn Bãi Sậy là một vùng lau sậy um tùm thuộc huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mĩ, Khoái Châu thuộc Hưng Yên. Nghĩa quân đã xây dựng căn cứ kháng chiến và triệt để áp dụng lối đánh du kích. Nhưng sau những trận càng quét liên tiếp, lực lượng của nghĩa quân bị suy giảm và rơi vào thế bị bao vây. Đến cuối năm 1889, Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Trung Quốc phong trào tiếp tục một thời gian rồi tan rã.
Câu 3: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- Thời gian tồn tại lâu : 10 năm (1885 – 1895).
- Quy mô tổ chức lớn, địa bàn rộng: 4 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
- Trình độ tổ chức cao, tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.
- Người lãnh đạo : văn thân tiêu biểu, tấm gương sáng.
- Sức chiến đấu bền bỉ.
- Tính chất : ác liệt, chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.
- Kết quả : lập nhiều chiến công.
Câu 4: Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX ?
Người lãnh đạo chủ yếu là các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước. Nông dân là tầng lớp tham gia đông đảo nhất. Lực lượng của Pháp so với ta có sự chênh lệch lớn. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra rời rạc, không thống nhất và đều thất bại. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt thì phong trào không còn diễn ra sôi nỗi và mạnh mẽ như trước nữa. Phong trào bùng nổ và phát triển sôi nỗi, mạnh mẽ trên cả nước tiêu biểy nhất là Bắc Kì và Trung Kì. Phong trào quy tụ những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn và trình độ tổ chức cao. Có sự hạn chế về giai cấp lãnh đạo. Thực dân Pháp dễ dàng mua chuộc, dụ dỗ.
Câu 5: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX ?
Phong trào kháng chiến ở đây bùng nổ sau đồng bằng nhưng tồn tại bền bỉ và kéo dài hơn. Phong trào xuyên suốt từ Bắc – Nam. Phong trào ở miền núi nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ đã trực tiếp làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
Câu 6: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ?
Cần Vương
Yên Thế
Người lãnh đạo
Các văn nhân, sĩ phu.
Nhiều thủ lĩnh địa phương linh hoạt.
Thời gian
Kéo dài 10 năm.
Kéo dài gần 30 năm.
Mục tiêu
Bảo vệ cuộc sống quê hương.
Khôi phục chế độ phong kiến.
Tính chất
Dân tộc yêu nước.
Phong kiến yêu nước.
Nguyên nhân
Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ là do nghe theo Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi ban
Câu 7: Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách?
Các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách vì họ xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân muốn cho đất nước giàu mạnh để có thể đương đầu với các cuộc tấn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Long Hải
Dung lượng: 91,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)