ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 7
Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Thảo |
Ngày 16/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 7 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 7
Câu 1: Tình hình giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần:
- Về giáo dục:
+ Quốc tử giám mở rộng đào tạo con em quý tộc, quan lại.
+ Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công.
+ Các làng xã có trường tư
+ Các kì thi được tổ chức theo định kì và nghiêm ngặt để chon người tài giỏi.
- Về khoa học:
+ Về sử học: Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu
+ Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo
+ Y học có công trình nghiên cứu của Tuệ Tĩnh.
Câu 2: Ý nghĩa và tác dụng của những cải cách của Hồ Quý Ly:
- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực quý tộc
Trần.
- Tăng nguồn thu của nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương
tập quyền.
- Văn hóa, giáo có nhiều tiến bộ.
Câu 3: Nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong năm đầu:
- Những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn. Quân Minh
nhiều lần tấn công căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang
Chánh, Thanh Hóa).
- Giữa năm 1418, quân Minh bao vây căn cứ Chí Linh, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và
anh dũng hi sinh.
- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quyét Lớn vào căn
cứ. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423
nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.Page 2
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho
đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều
đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang
đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê
Lợi, Nguyễn Trãi.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà
Minh.
+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc – thời Lê sơ.
Câu 5: Trong các thế kỉ XVI-XVIII ở ta tồn tại những tôn giáo nào:
- Ở các thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa
quan lại. Phật giáo và đạo giáo được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp
sống văn hóa truyền thống.
- Hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và
bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước.
- Sang thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên Chúa từng bước được truyền vào nước ta.
Câu 6: Nhận xét về sự phát triển của văn học và nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII:
- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn
trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều.
- Nội dung các truyện Nôm viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội…
- Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú.
- Điểm nổi bật của các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian.
- Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng phong phú. Khắp nông thôn đâu đâu cũng có gánh hát.
Nội dung các vở Chèo, Tuồng, Hát Ả Đào…
Câu 7: Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh:
- Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến đánh thành Phú Xuân, tiêu diệt quân Trịnh ở Phú
Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất
Đàng Trong.
- Với khẩu hiệu “ Phù Lê diệt Trịnh ”, quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Giữa năm 1786, Nguyễn
Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính
quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm đến đay sụp đổ. Nguyễn Huệ giao chính quyền
Đàng Ngoài cho vua Lê rồi trở về
Câu 1: Tình hình giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần:
- Về giáo dục:
+ Quốc tử giám mở rộng đào tạo con em quý tộc, quan lại.
+ Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công.
+ Các làng xã có trường tư
+ Các kì thi được tổ chức theo định kì và nghiêm ngặt để chon người tài giỏi.
- Về khoa học:
+ Về sử học: Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu
+ Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo
+ Y học có công trình nghiên cứu của Tuệ Tĩnh.
Câu 2: Ý nghĩa và tác dụng của những cải cách của Hồ Quý Ly:
- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực quý tộc
Trần.
- Tăng nguồn thu của nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương
tập quyền.
- Văn hóa, giáo có nhiều tiến bộ.
Câu 3: Nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong năm đầu:
- Những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn. Quân Minh
nhiều lần tấn công căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang
Chánh, Thanh Hóa).
- Giữa năm 1418, quân Minh bao vây căn cứ Chí Linh, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và
anh dũng hi sinh.
- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quyét Lớn vào căn
cứ. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423
nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.Page 2
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho
đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều
đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang
đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê
Lợi, Nguyễn Trãi.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà
Minh.
+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc – thời Lê sơ.
Câu 5: Trong các thế kỉ XVI-XVIII ở ta tồn tại những tôn giáo nào:
- Ở các thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa
quan lại. Phật giáo và đạo giáo được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp
sống văn hóa truyền thống.
- Hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và
bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước.
- Sang thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên Chúa từng bước được truyền vào nước ta.
Câu 6: Nhận xét về sự phát triển của văn học và nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII:
- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn
trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều.
- Nội dung các truyện Nôm viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội…
- Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú.
- Điểm nổi bật của các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian.
- Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng phong phú. Khắp nông thôn đâu đâu cũng có gánh hát.
Nội dung các vở Chèo, Tuồng, Hát Ả Đào…
Câu 7: Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh:
- Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến đánh thành Phú Xuân, tiêu diệt quân Trịnh ở Phú
Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất
Đàng Trong.
- Với khẩu hiệu “ Phù Lê diệt Trịnh ”, quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Giữa năm 1786, Nguyễn
Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính
quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm đến đay sụp đổ. Nguyễn Huệ giao chính quyền
Đàng Ngoài cho vua Lê rồi trở về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Thảo
Dung lượng: 40,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)