Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 HK I
Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Ngọc |
Ngày 17/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 HK I thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NGỮ VĂN 6
PHẦN I : VĂN BẢN
I. TRUYỆN DÂN GIAN:
1. Một số khái niệm của thể loại truyện dân gian :
a. Truyền thuyết :Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
b. Truyện cổ tích :Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc :
- Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,….);
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
c. Truyện ngụ ngôn :Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính về con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
d. Truyện cười :Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
2. Bảng tổng kết các truyện dân gian đã học:
stt
Tên văn bản
Thể loại
Nội dung chính
1
THÁNH GIÓNG
Truyền thuyết
Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
2
SƠN TINH, THỦY TINH
Truyền thuyết
- Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt
- Sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai
- Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
3
THẠCH SANH
Truyện cổ tích
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
4
EM BÉ THÔNG MINH
Truyện cổ tích
Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
6
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.
7
THẦY BÓI XEM VOI
Truyện ngụ ngôn
Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta : Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
8
TREO BIỂN
Truyện cười
Truyện có ý phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.
II.TRUYỆN TRUNG ĐẠI:
Bảng tổng kết các truyện trung đại đã học:
stt
Tên văn bản
Tác giả
Nội dung chính
1
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Truyện trung đại, Hồ Nguyên Trừng ( 1374 -1446 )
Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm : không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
PHẦN II : TIẾNG VIỆT
I. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ :
1. Lí thuyết :
- Từ : là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Từ đơn : chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức gồm hai hoặc nhiều tiếng.
- Sơ đồ cấu tạo từ TV :
2. Bài tập :
2.1/ Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới :
Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
PHẦN I : VĂN BẢN
I. TRUYỆN DÂN GIAN:
1. Một số khái niệm của thể loại truyện dân gian :
a. Truyền thuyết :Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
b. Truyện cổ tích :Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc :
- Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,….);
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
c. Truyện ngụ ngôn :Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính về con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
d. Truyện cười :Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
2. Bảng tổng kết các truyện dân gian đã học:
stt
Tên văn bản
Thể loại
Nội dung chính
1
THÁNH GIÓNG
Truyền thuyết
Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
2
SƠN TINH, THỦY TINH
Truyền thuyết
- Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt
- Sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai
- Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
3
THẠCH SANH
Truyện cổ tích
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
4
EM BÉ THÔNG MINH
Truyện cổ tích
Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
6
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.
7
THẦY BÓI XEM VOI
Truyện ngụ ngôn
Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta : Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
8
TREO BIỂN
Truyện cười
Truyện có ý phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.
II.TRUYỆN TRUNG ĐẠI:
Bảng tổng kết các truyện trung đại đã học:
stt
Tên văn bản
Tác giả
Nội dung chính
1
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Truyện trung đại, Hồ Nguyên Trừng ( 1374 -1446 )
Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm : không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
PHẦN II : TIẾNG VIỆT
I. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ :
1. Lí thuyết :
- Từ : là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Từ đơn : chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức gồm hai hoặc nhiều tiếng.
- Sơ đồ cấu tạo từ TV :
2. Bài tập :
2.1/ Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới :
Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Ngọc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)