Đề cương ôn tập ngữ văn 11 học kì 1
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Nam |
Ngày 26/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập ngữ văn 11 học kì 1 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2011 – 2012
a. “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam
* Giá trị nội dung:
+ Giá trị hiện thức:
- Tác phẩm là bức tranh sinh động, chân thực về đời sống đói khát, cơ cực, quẩn quanh, bế tắc của người nông dân phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Giá trị nhân đạo:
- Truyện thể hiện sự đồng cảm, xót thương, chia sẻ của nhà văn đối với những kiếp người nghèo khổ, đói khát của người dân phố huyện trong xã hội cũ.
- Nhà văn ca ngợi những vẻ đẹp bình dị trong tâm hồn những con người lao động.
- Nhà văn phát hiện và trân trọng những khao khát đổi đời, hi vọng vào cuộc sống tốt đẹp trong tương lai của những kiếp người khốn khổ, lụi tàn.
* Nghệ thuật:
- Tác phẩm miêu tả bức tranh phố huyện nghèo theo trình tự thời gian tuyến tính: Chiều xuống, đêm về và lúc chuyến tàu đi qua. Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của Liên – cô bé đảm đang, tốt bụng với một tâm hồn đa cảm, từ đó thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam khi viết về thân phận con người.
- Vận dụng thủ pháp đối lập, tương phản, đi sâu vào những cảm xúc mơ hồ, mong manh để miêu tả những diễn biến nội tâm tinh tế, sâu sắc của nhân vật.
- Truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi Thạch Lam đã khéo léo chọn lọc chi tiết, hình ảnh tương ứng, hài hòa ngoại cảnh với tâm trạng.
- Miêu tả tâm lí nhân vật một cách tinh tế.
- Truyện đan cài hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, trữ tình. Ngôn ngữ linh hoạt, nhẹ nhàng, đằm thắm, đậm chất thơ.
b. “Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân
* Giá trị nội dung:
- Thông qua vẻ đẹp khí phách, tài hoa, tấm lòng của Huấn Cao, Nguyễn Tuân ngợi ca cái tài, cái tâm; đề cao cái đẹp, cái thiên lương trong cuộc đời. Ông kín đáo bày tỏ, gửi gắm tình yêu quê hương đất nước qua mẫu nhân vật tài hoa, anh hùng. Lòng yêu nước của ông gắn liền với việc trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (Nghệ thuật viết thư pháp).
* Giá trị nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo: Huấn cao là người tử tù nhưng lại đai diện cho thiên lương, là người nghệ sĩ ban phát cái đẹp.Viên quản ngục là người đại diện cho chính quyền nhưng lại nhận được cái đẹp từ tay người tử tù. Họ đã gặp nhau trong một hoàn cảnh oái oăm – nhà ngục. Sự gặp nhau của họ có thể xem là một cuộc tri ngộ tri âm tri kỉ giữa những con người có tâm hồn nghệ sĩ, khao khát nghệ thuật chân chính. Chọn tình huống này, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật quản ngục trước sự lựa chọn có tính xung đột gay gắt: làm tròn bổn phận thì phải chà đạp lên tấc lòng tri kỉ; hoặc trọn tình tri kỉ thì quay lưng về phía triều đình. Quản ngục hành động theo hướng nào, tư tưởng của truyện sẽ nghiêng theo hướng ấy. Theo cách thứ nhất, chiến thắng sẽ thuộc về sự tầm thường, đê tiện. Còn theo cách thứ hai thì cái đẹp sẽ chiến thắng. Quản ngục đã chọn cách thức hai và tất nhiên Huấn Cao đã mở lòng ra để đón thêm một tri kỉ, tri âm của mình. Tình huống truyện đã làm nổi bật tính cách của Huấn Cao, viên quản ngục và chủ đề tác phẩm cũng từ đó mà được sáng rõ.
- Cảnh cho chữ: Đây là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” bởi cảnh cho chữ không diễn ra nơi thư phòng sang trọng mà trong căn ngục thất tăm tối, chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám. Người tử tù ngày mai phải ra pháp trường chịu án tử hình. Trong nhà tù đang có một sự đảo lộn vị trí: Người tử tù lại được kính trọng, ngưỡng mộ còn kẻ cai tù thì “khúm núm”, “run run”; tù nhân răn dạy cai ngục, cai ngục vái lạy tù nhân. Qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã chứng minh: Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng sự xấu xa, nhơ bẩn, cái thiên lương chiến thắng tội ác. Đây chính là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái nhân cách cao thượng của con người.
- Tạo không kí cổ xưa cho tác phẩm và nghệ thuật đối lập (bóng tối – ánh sáng, cái thiện – cái ác, cái cao cả - cái thấp hèn, cái đẹp – sự tầm thường, đê tiện …).
c. “Chí Phèo” - Nam Cao
*Giá trị nội dung:
+ Giá
NĂM HỌC 2011 – 2012
a. “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam
* Giá trị nội dung:
+ Giá trị hiện thức:
- Tác phẩm là bức tranh sinh động, chân thực về đời sống đói khát, cơ cực, quẩn quanh, bế tắc của người nông dân phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Giá trị nhân đạo:
- Truyện thể hiện sự đồng cảm, xót thương, chia sẻ của nhà văn đối với những kiếp người nghèo khổ, đói khát của người dân phố huyện trong xã hội cũ.
- Nhà văn ca ngợi những vẻ đẹp bình dị trong tâm hồn những con người lao động.
- Nhà văn phát hiện và trân trọng những khao khát đổi đời, hi vọng vào cuộc sống tốt đẹp trong tương lai của những kiếp người khốn khổ, lụi tàn.
* Nghệ thuật:
- Tác phẩm miêu tả bức tranh phố huyện nghèo theo trình tự thời gian tuyến tính: Chiều xuống, đêm về và lúc chuyến tàu đi qua. Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của Liên – cô bé đảm đang, tốt bụng với một tâm hồn đa cảm, từ đó thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam khi viết về thân phận con người.
- Vận dụng thủ pháp đối lập, tương phản, đi sâu vào những cảm xúc mơ hồ, mong manh để miêu tả những diễn biến nội tâm tinh tế, sâu sắc của nhân vật.
- Truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi Thạch Lam đã khéo léo chọn lọc chi tiết, hình ảnh tương ứng, hài hòa ngoại cảnh với tâm trạng.
- Miêu tả tâm lí nhân vật một cách tinh tế.
- Truyện đan cài hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, trữ tình. Ngôn ngữ linh hoạt, nhẹ nhàng, đằm thắm, đậm chất thơ.
b. “Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân
* Giá trị nội dung:
- Thông qua vẻ đẹp khí phách, tài hoa, tấm lòng của Huấn Cao, Nguyễn Tuân ngợi ca cái tài, cái tâm; đề cao cái đẹp, cái thiên lương trong cuộc đời. Ông kín đáo bày tỏ, gửi gắm tình yêu quê hương đất nước qua mẫu nhân vật tài hoa, anh hùng. Lòng yêu nước của ông gắn liền với việc trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (Nghệ thuật viết thư pháp).
* Giá trị nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo: Huấn cao là người tử tù nhưng lại đai diện cho thiên lương, là người nghệ sĩ ban phát cái đẹp.Viên quản ngục là người đại diện cho chính quyền nhưng lại nhận được cái đẹp từ tay người tử tù. Họ đã gặp nhau trong một hoàn cảnh oái oăm – nhà ngục. Sự gặp nhau của họ có thể xem là một cuộc tri ngộ tri âm tri kỉ giữa những con người có tâm hồn nghệ sĩ, khao khát nghệ thuật chân chính. Chọn tình huống này, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật quản ngục trước sự lựa chọn có tính xung đột gay gắt: làm tròn bổn phận thì phải chà đạp lên tấc lòng tri kỉ; hoặc trọn tình tri kỉ thì quay lưng về phía triều đình. Quản ngục hành động theo hướng nào, tư tưởng của truyện sẽ nghiêng theo hướng ấy. Theo cách thứ nhất, chiến thắng sẽ thuộc về sự tầm thường, đê tiện. Còn theo cách thứ hai thì cái đẹp sẽ chiến thắng. Quản ngục đã chọn cách thức hai và tất nhiên Huấn Cao đã mở lòng ra để đón thêm một tri kỉ, tri âm của mình. Tình huống truyện đã làm nổi bật tính cách của Huấn Cao, viên quản ngục và chủ đề tác phẩm cũng từ đó mà được sáng rõ.
- Cảnh cho chữ: Đây là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” bởi cảnh cho chữ không diễn ra nơi thư phòng sang trọng mà trong căn ngục thất tăm tối, chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám. Người tử tù ngày mai phải ra pháp trường chịu án tử hình. Trong nhà tù đang có một sự đảo lộn vị trí: Người tử tù lại được kính trọng, ngưỡng mộ còn kẻ cai tù thì “khúm núm”, “run run”; tù nhân răn dạy cai ngục, cai ngục vái lạy tù nhân. Qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã chứng minh: Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng sự xấu xa, nhơ bẩn, cái thiên lương chiến thắng tội ác. Đây chính là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái nhân cách cao thượng của con người.
- Tạo không kí cổ xưa cho tác phẩm và nghệ thuật đối lập (bóng tối – ánh sáng, cái thiện – cái ác, cái cao cả - cái thấp hèn, cái đẹp – sự tầm thường, đê tiện …).
c. “Chí Phèo” - Nam Cao
*Giá trị nội dung:
+ Giá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)