Đề cương ôn tập Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm học 2011-2012
Chia sẻ bởi Tôn Nữ Bích Vân |
Ngày 26/04/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm học 2011-2012 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2011 - 2012
(Dùng chung cho chương trình Chuẩn và Nâng cao)
A/ CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề bài gồm có hai phần:
- Nghị luận xã hội: 3 điểm
- Nghị luận văn học: 7 điểm
B/ NỘI DUNG ÔN TẬP:
I/ Nghị luận xã hội:
1/ Yêu cầu kĩ năng: Học sinh cần ôn lại
- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận xã hội với các kiểu bài: bình luận, giải thích, chứng minh.
- Cách viết đoạn văn, cách diễn đạt, cách tìm và đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
2/ Yêu cầu về kiến thức: Xoay quanh hai vấn đề
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống (nghiện game online, cờ bạc, HIV/AISD, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bệnh thành tích, các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, hút thuốc lá trong học sinh …)
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (bệnh vô cảm, tình thương, hạnh phúc, sống đẹp, lí tưởng, tự học, ước mơ, niềm tin, lòng dũng cảm, lòng tự trọng, lòng vị tha, …)
II/ Nghị luận văn học:
1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh cần ôn lại
- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học với kiểu bài phân tích. Cụ thể:
+ Phân tích một bài thơ
+ Phân tích một đoạn thơ
+ Phân tích một khía cạnh của đoạn thơ hoặc bài thơ.
2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần củng cố, hệ thống lại kiến thức những tác phẩm dưới đây.
a. Bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu.
* Tác giả:
- Xuân Diệu là cây đại thụ của nền thi ca Việt Nam hiện đại, là một nhà văn hóa lớn của dân tộc; sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp phong phú. - Ông là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
- Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
* Tác phẩm:
+ 4 câu đầu:
- Khát vọng muốn “vĩnh cửu hoá” cái đẹp, để cho thi sĩ tôn thờ, thưởng thức. Ước muốn ấy táo bạo, muốn đoạt quyền của tạo hoá, muốn ngự trị cả thiên nhiên. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống say mê của hồn thơ nồng nàn, tha thiết.
- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu “Tôi muốn … cho …” diễn tả niềm khát khao mãnh liệt, táo bạo của cái tôi trữ tình.
+ 9 câu tiếp:
- Cảnh thiên đường trên mặt đất có đủ cả hương vị, màu sắc và cả âm thanh, rất sinh động. Bức tranh mùa xuân tươi vui, hạnh phúc, căng tràn nhựa sống được cảm nhận qua các giác quan và tâm hồn nghệ sĩ yêu đời, khao khát cuộc sống của nhà thơ.
- Điệp ngữ “này đây” được lặp lại bốn lần kết hợp với thủ pháp liệt kê tăng tiến, nhịp thơ gấp gáp… cho thấy cảnh đẹp như bày sẵn ra trước mắt, rất cụ thể, rõ ràng đồng thời bộc lộ niềm sung sướng đến ngất ngây của thi sĩ trước cảnh sắc ấy.
- Thủ pháp chuyển đổi cảm giác mới mẻ, độc đáo; quan niệm thẩm mĩ hiện đại (Tháng giêng ngon như một cặp môi gần) khiến thiên nhiên trở nên cụ thể, gợi cảm, quyến rũ, mang đầy tính nhục thể.
+ 16 câu tiếp:
- Nét mới mẻ trong quan niệm của tác giả về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.
- Ý thức đau đớn về sự chảy trôi của thời gian, sự hạn hẹp ngắn ngủi của đời người trước sự mênh mông, rộng lớn của đất trời đã khiến nhà thơ có những cảm nhận tinh tế về sự tàn phai của cuộc đời.
- Thủ pháp chuyển đổi cảm giác (mùi tháng năm; vị chia phôi; …), nhân hóa (sông núi than thầm tiễn biệt; con gió xinh thì thào, hờn vì nỗi bay đi; chim đứt tiếng reo thi, sợ độ phai tàn…); câu hỏi tu từ…
+ 10 câu cuối:
- Khát vọng tận hưởng cuộc sống mãnh liệt, cuồng say được diễn tả bằng những hành động tăng tiến đầy tính nhục thể, chiếm đoạt (ôm ( riết ( say ( thâu ( cắn). Đó là khát vọng sống hết mình, tận
TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2011 - 2012
(Dùng chung cho chương trình Chuẩn và Nâng cao)
A/ CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề bài gồm có hai phần:
- Nghị luận xã hội: 3 điểm
- Nghị luận văn học: 7 điểm
B/ NỘI DUNG ÔN TẬP:
I/ Nghị luận xã hội:
1/ Yêu cầu kĩ năng: Học sinh cần ôn lại
- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận xã hội với các kiểu bài: bình luận, giải thích, chứng minh.
- Cách viết đoạn văn, cách diễn đạt, cách tìm và đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
2/ Yêu cầu về kiến thức: Xoay quanh hai vấn đề
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống (nghiện game online, cờ bạc, HIV/AISD, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bệnh thành tích, các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, hút thuốc lá trong học sinh …)
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (bệnh vô cảm, tình thương, hạnh phúc, sống đẹp, lí tưởng, tự học, ước mơ, niềm tin, lòng dũng cảm, lòng tự trọng, lòng vị tha, …)
II/ Nghị luận văn học:
1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh cần ôn lại
- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học với kiểu bài phân tích. Cụ thể:
+ Phân tích một bài thơ
+ Phân tích một đoạn thơ
+ Phân tích một khía cạnh của đoạn thơ hoặc bài thơ.
2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần củng cố, hệ thống lại kiến thức những tác phẩm dưới đây.
a. Bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu.
* Tác giả:
- Xuân Diệu là cây đại thụ của nền thi ca Việt Nam hiện đại, là một nhà văn hóa lớn của dân tộc; sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp phong phú. - Ông là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
- Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
* Tác phẩm:
+ 4 câu đầu:
- Khát vọng muốn “vĩnh cửu hoá” cái đẹp, để cho thi sĩ tôn thờ, thưởng thức. Ước muốn ấy táo bạo, muốn đoạt quyền của tạo hoá, muốn ngự trị cả thiên nhiên. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống say mê của hồn thơ nồng nàn, tha thiết.
- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu “Tôi muốn … cho …” diễn tả niềm khát khao mãnh liệt, táo bạo của cái tôi trữ tình.
+ 9 câu tiếp:
- Cảnh thiên đường trên mặt đất có đủ cả hương vị, màu sắc và cả âm thanh, rất sinh động. Bức tranh mùa xuân tươi vui, hạnh phúc, căng tràn nhựa sống được cảm nhận qua các giác quan và tâm hồn nghệ sĩ yêu đời, khao khát cuộc sống của nhà thơ.
- Điệp ngữ “này đây” được lặp lại bốn lần kết hợp với thủ pháp liệt kê tăng tiến, nhịp thơ gấp gáp… cho thấy cảnh đẹp như bày sẵn ra trước mắt, rất cụ thể, rõ ràng đồng thời bộc lộ niềm sung sướng đến ngất ngây của thi sĩ trước cảnh sắc ấy.
- Thủ pháp chuyển đổi cảm giác mới mẻ, độc đáo; quan niệm thẩm mĩ hiện đại (Tháng giêng ngon như một cặp môi gần) khiến thiên nhiên trở nên cụ thể, gợi cảm, quyến rũ, mang đầy tính nhục thể.
+ 16 câu tiếp:
- Nét mới mẻ trong quan niệm của tác giả về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.
- Ý thức đau đớn về sự chảy trôi của thời gian, sự hạn hẹp ngắn ngủi của đời người trước sự mênh mông, rộng lớn của đất trời đã khiến nhà thơ có những cảm nhận tinh tế về sự tàn phai của cuộc đời.
- Thủ pháp chuyển đổi cảm giác (mùi tháng năm; vị chia phôi; …), nhân hóa (sông núi than thầm tiễn biệt; con gió xinh thì thào, hờn vì nỗi bay đi; chim đứt tiếng reo thi, sợ độ phai tàn…); câu hỏi tu từ…
+ 10 câu cuối:
- Khát vọng tận hưởng cuộc sống mãnh liệt, cuồng say được diễn tả bằng những hành động tăng tiến đầy tính nhục thể, chiếm đoạt (ôm ( riết ( say ( thâu ( cắn). Đó là khát vọng sống hết mình, tận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tôn Nữ Bích Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)