ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 – 2012 (CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO)
Chia sẻ bởi Tôn Nữ Bích Vân |
Ngày 26/04/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 – 2012 (CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2011 – 2012 (CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO)
A/ CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: Đề bài gồm có hai phần:
- Nghị luận xã hội: 3 điểm
- Nghị luận văn học: 7 điểm
B/ NỘI DUNG ÔN TẬP:
I/ Nghị luận xã hội:
1/ Yêu cầu kĩ năng: Học sinh cần ôn lại
- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận xã hội với các kiểu bài: bình luận, giải thích, chứng minh.
- Cách viết đoạn văn, cách diễn đạt, cách tìm và đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
2/ Yêu cầu về kiến thức: Xoay quanh hai vấn đề
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống (nghiện game online, cờ bạc, HIV/AISD, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bệnh thành tích, các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, hút thuốc lá trong học sinh …)
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (bệnh vô cảm, tình thương, hạnh phúc, sống đẹp, lí tưởng, tự học, ước mơ, niềm tin, lòng dũng cảm, lòng tự trọng, lòng vị tha, …)
* Lưu ý: Để viết được một bài văn nghị luận xã hội hay, học sinh cần huy động và vận dụng những kiến thức về chính trị, xã hội, cuộc sống, thiên nhiên, con người…Chú ý vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đã học như : phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, bác bỏ để làm sáng rõ vấn đề.
II/ Nghị luận văn học:
1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh cần ôn lại
- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học với kiểu bài phân tích. Cụ thể:
+ Phân tích nhân vật (hoặc một khía cạnh của nhân vật):
VD: * Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
* Phân tích bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
+ Phân tích một khía cạnh của tác phẩm:
VD: * Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
* Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích “Số đỏ”- Vũ Trọng Phụng).
* Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
+ Phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận một ý kiến, nhận định văn học (về tác phẩm, tác giả, nhân vật …):
VD: * Trong tác phẩm “Trăng sáng”, Nam Cao đã để cho nhà văn Điền nhận ra: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng thét đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”.
Ý kiến của anh (chị) về câu nói trên.
2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần củng cố, hệ thống lại kiến thức của những tác phẩm dưới đây:
a. “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam
* Giá trị nội dung:
+ Giá trị hiện thức:
- Tác phẩm là bức tranh sinh động, chân thực về đời sống đói khát, cơ cực, quẩn quanh, bế tắc của người nông dân phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Giá trị nhân đạo:
- Truyện thể hiện sự đồng cảm, xót thương, chia sẻ của nhà văn đối với những kiếp người nghèo khổ, đói khát của người dân phố huyện trong xã hội cũ.
- Nhà văn ca ngợi những vẻ đẹp bình dị trong tâm hồn những con người lao động.
- Nhà văn phát hiện và trân trọng những khao khát đổi đời, hi vọng vào cuộc sống tốt đẹp trong tương lai của những kiếp người khốn khổ, lụi tàn.
* Nghệ thuật:
- Tác phẩm miêu tả bức tranh phố huyện nghèo theo trình tự thời gian tuyến tính: Chiều xuống, đêm về và lúc chuyến tàu đi qua. Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của Liên – cô bé đảm đang, tốt bụng với một tâm hồn đa cảm, từ đó thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam khi viết về thân phận con người.
- Vận dụng thủ pháp đối lập, tương phản, đi sâu vào những cảm xúc mơ hồ, mong manh để miêu tả những diễn biến nội tâm tinh tế, sâu sắc của nhân vật.
- Truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi Thạch Lam đã khéo léo chọn lọc chi tiết, hình ảnh tương ứng, hài hòa ngoại cảnh với tâm
TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2011 – 2012 (CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO)
A/ CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: Đề bài gồm có hai phần:
- Nghị luận xã hội: 3 điểm
- Nghị luận văn học: 7 điểm
B/ NỘI DUNG ÔN TẬP:
I/ Nghị luận xã hội:
1/ Yêu cầu kĩ năng: Học sinh cần ôn lại
- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận xã hội với các kiểu bài: bình luận, giải thích, chứng minh.
- Cách viết đoạn văn, cách diễn đạt, cách tìm và đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
2/ Yêu cầu về kiến thức: Xoay quanh hai vấn đề
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống (nghiện game online, cờ bạc, HIV/AISD, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bệnh thành tích, các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, hút thuốc lá trong học sinh …)
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (bệnh vô cảm, tình thương, hạnh phúc, sống đẹp, lí tưởng, tự học, ước mơ, niềm tin, lòng dũng cảm, lòng tự trọng, lòng vị tha, …)
* Lưu ý: Để viết được một bài văn nghị luận xã hội hay, học sinh cần huy động và vận dụng những kiến thức về chính trị, xã hội, cuộc sống, thiên nhiên, con người…Chú ý vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đã học như : phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, bác bỏ để làm sáng rõ vấn đề.
II/ Nghị luận văn học:
1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh cần ôn lại
- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học với kiểu bài phân tích. Cụ thể:
+ Phân tích nhân vật (hoặc một khía cạnh của nhân vật):
VD: * Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
* Phân tích bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
+ Phân tích một khía cạnh của tác phẩm:
VD: * Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
* Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích “Số đỏ”- Vũ Trọng Phụng).
* Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
+ Phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận một ý kiến, nhận định văn học (về tác phẩm, tác giả, nhân vật …):
VD: * Trong tác phẩm “Trăng sáng”, Nam Cao đã để cho nhà văn Điền nhận ra: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng thét đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”.
Ý kiến của anh (chị) về câu nói trên.
2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần củng cố, hệ thống lại kiến thức của những tác phẩm dưới đây:
a. “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam
* Giá trị nội dung:
+ Giá trị hiện thức:
- Tác phẩm là bức tranh sinh động, chân thực về đời sống đói khát, cơ cực, quẩn quanh, bế tắc của người nông dân phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Giá trị nhân đạo:
- Truyện thể hiện sự đồng cảm, xót thương, chia sẻ của nhà văn đối với những kiếp người nghèo khổ, đói khát của người dân phố huyện trong xã hội cũ.
- Nhà văn ca ngợi những vẻ đẹp bình dị trong tâm hồn những con người lao động.
- Nhà văn phát hiện và trân trọng những khao khát đổi đời, hi vọng vào cuộc sống tốt đẹp trong tương lai của những kiếp người khốn khổ, lụi tàn.
* Nghệ thuật:
- Tác phẩm miêu tả bức tranh phố huyện nghèo theo trình tự thời gian tuyến tính: Chiều xuống, đêm về và lúc chuyến tàu đi qua. Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của Liên – cô bé đảm đang, tốt bụng với một tâm hồn đa cảm, từ đó thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam khi viết về thân phận con người.
- Vận dụng thủ pháp đối lập, tương phản, đi sâu vào những cảm xúc mơ hồ, mong manh để miêu tả những diễn biến nội tâm tinh tế, sâu sắc của nhân vật.
- Truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi Thạch Lam đã khéo léo chọn lọc chi tiết, hình ảnh tương ứng, hài hòa ngoại cảnh với tâm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tôn Nữ Bích Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)