Đề cương ôn tập môn ngữ văn 11 học kì II
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Nam |
Ngày 26/04/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập môn ngữ văn 11 học kì II thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Vội vàng(Xuân Diệu)
Xuân Diệu là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn, có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú
rút từ tập : Thơ thơ(1938), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – thi sĩ « mới nhất trong các nhà thơ mới »
Nội dung, nghệ thuật của bài thơ :
1. Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
* Khát vọng của Xuân Diệu.
Tôi muốn:
- Tắt nắng -> cho màu đừng nhạt
- Buộc gió ->cho hương đừng bay đi
Điệp từ, động từ mạnh “tắt, buộc” ->Thể hiện một ý muốn quá táo bạo, muốn đoạt quyền của tạo hóa, muốn ngăn thời gian, chặn sự già nua, tàn tạ để giữ mãi hương sắc, giữ cái đẹp của trần thế.
=> Ý tưởng có vẻ “ngông cuồng” xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống tha thiết, say mê.
* Tâm trạng vui tươi trước cảnh sắc thiên nhiên:
- Điệp từ “này đây” liên tục, dồn dập -> thể hiện tiếng reo vui của tác giả trước sự bất tận của thiên nhiên khi mùa xuân tới.
Nào là: Ong bướm – tuần tháng mật
Hoa – đồng nội xanh rì
Lá – cành tơ phấp phới
Yến anh – khúc tình si
Anh sáng – chớp hàng mi
Nhịp thơ nhanh gấp gáp, từ ngữ giàu hình ảnh ->Tất cả đang ở thời kì xung mãn nhất, sức sống căng đầy nhất. Mùa xuân tươi đẹp tràn đầy hương sắc.
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Cách so sánh độc đáo, táo bạo, bất ngờ đầy sức khơi gợi. Gợi cho ta thấy nét đẹp mơn mởn tơ non, đầy sức sống và vô cùng quyến rũ không thể nào cưỡng lại được của cuộc sống, của mùa xuân.
=> Trong đôi mắt Xuân Diệu, cuộc sống xung quanh đầy sức sống, thiên nhiên đầy xuân sắc, xuân tình. Nhà thơ khao khát đón nhận tất cả.
2. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
- Nhà thơ bỗng hoài xuân, tiếc xuân khi mùa xuân chỉ mới vừa bắt đầu.
- Nhà thơ cảm nhận rất rõ bước đi của thời gian trong hơi thở của đất trời, bởi những gì đẹp nhất của mùa xuân, của tuổi trẻ, của tình yêu rồi sẽ ra đi không trở lại-> gợi sự bâng khuâng tiếc nuối khi nhận ra giới hạn của cuộc đời.
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non – xuân sẽ già
Xuân hết – tôi cũng mất”
- Kết cấu lặp, điệp từ “nghĩa là” vừa giải thích, vừa bộc lộ sự lo lắng, hốt hoảng trước sự trôi chảy của thời gian.
Bởi thiên nhiên đối kháng với con người
“Lòng tôi rộng – lượng trời cứ chật
Xuân tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng hia lần
Còn trời đất – chẳng còn tôi mãi”
Hình ảnh đối lập, giọng thở than u buồn
=> Nhà thơ cảm nhận được cái vô hạn của thời gian, của thiên nhiên đất trời với cái hữu hạn ngắn ngủi của đời người nên xót xa nuối tiếc.
“Mùi năm tháng đều... than thầm tiễn biệt
Cơn gió xinh thì thào ... phai tàn, sắp sửa”
Sự nuối tiếc thấm sâu vào cảnh vật, tâm hồn vì tất cả rồi sẽ tàn phai, chia li và biến mất- một cuộc ra đi vĩnh viễn.
“Chẳng bao giờ ôi chẳng bao giờ nữa”
- Điệp ngữ, tiếng thở dài luyến tiếc tuyệt vọng
3. Khát vọng sống, khát vọng cuồng nhiệt hối hả.
- Mau đi thôi! … -> Lời giục giã vội vàng: hãy sống, hãy chiêm ngưỡng, hưởng thụ.
- Ta muốn … -> khát vọng thật táo bạo, mãnh liệt.
- Các động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu, cắn …
=> Tình cảm thật mãnh liệt biến thành hành động cụ thể –thể hiện tình yêu cuồng nhiệt, đắm say; một tấm lòng ham sống, khát sống. Chính tình yêu đó đem lại một luồng sinh khí cho vạn vật, đất trời.
- Điệp từ “ cho” ( cho chuếnh choáng … cho đã đầy… cho no nê …)
-> Cảm xúc càng lúc càng cuồng nhiệt, tham lam, vồ vập hơn – hưởng thụ thỏa thuê hương sắc của cuộc sống.
- “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”
-> Thể hiện sự dâng trào đỉnh cao của cảm xúc – Mùa xuân được nhân hóa như một thực thể, nhân vật trữ tình muốn chiếm lĩnh, tận hưởng bằng tất cả năng lực
=>Lòng ham say, vồ vập, một khát vọng cồn cào muốn chiếm đoạt tất cả hương vị
Xuân Diệu là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn, có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú
rút từ tập : Thơ thơ(1938), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – thi sĩ « mới nhất trong các nhà thơ mới »
Nội dung, nghệ thuật của bài thơ :
1. Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
* Khát vọng của Xuân Diệu.
Tôi muốn:
- Tắt nắng -> cho màu đừng nhạt
- Buộc gió ->cho hương đừng bay đi
Điệp từ, động từ mạnh “tắt, buộc” ->Thể hiện một ý muốn quá táo bạo, muốn đoạt quyền của tạo hóa, muốn ngăn thời gian, chặn sự già nua, tàn tạ để giữ mãi hương sắc, giữ cái đẹp của trần thế.
=> Ý tưởng có vẻ “ngông cuồng” xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống tha thiết, say mê.
* Tâm trạng vui tươi trước cảnh sắc thiên nhiên:
- Điệp từ “này đây” liên tục, dồn dập -> thể hiện tiếng reo vui của tác giả trước sự bất tận của thiên nhiên khi mùa xuân tới.
Nào là: Ong bướm – tuần tháng mật
Hoa – đồng nội xanh rì
Lá – cành tơ phấp phới
Yến anh – khúc tình si
Anh sáng – chớp hàng mi
Nhịp thơ nhanh gấp gáp, từ ngữ giàu hình ảnh ->Tất cả đang ở thời kì xung mãn nhất, sức sống căng đầy nhất. Mùa xuân tươi đẹp tràn đầy hương sắc.
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Cách so sánh độc đáo, táo bạo, bất ngờ đầy sức khơi gợi. Gợi cho ta thấy nét đẹp mơn mởn tơ non, đầy sức sống và vô cùng quyến rũ không thể nào cưỡng lại được của cuộc sống, của mùa xuân.
=> Trong đôi mắt Xuân Diệu, cuộc sống xung quanh đầy sức sống, thiên nhiên đầy xuân sắc, xuân tình. Nhà thơ khao khát đón nhận tất cả.
2. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
- Nhà thơ bỗng hoài xuân, tiếc xuân khi mùa xuân chỉ mới vừa bắt đầu.
- Nhà thơ cảm nhận rất rõ bước đi của thời gian trong hơi thở của đất trời, bởi những gì đẹp nhất của mùa xuân, của tuổi trẻ, của tình yêu rồi sẽ ra đi không trở lại-> gợi sự bâng khuâng tiếc nuối khi nhận ra giới hạn của cuộc đời.
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non – xuân sẽ già
Xuân hết – tôi cũng mất”
- Kết cấu lặp, điệp từ “nghĩa là” vừa giải thích, vừa bộc lộ sự lo lắng, hốt hoảng trước sự trôi chảy của thời gian.
Bởi thiên nhiên đối kháng với con người
“Lòng tôi rộng – lượng trời cứ chật
Xuân tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng hia lần
Còn trời đất – chẳng còn tôi mãi”
Hình ảnh đối lập, giọng thở than u buồn
=> Nhà thơ cảm nhận được cái vô hạn của thời gian, của thiên nhiên đất trời với cái hữu hạn ngắn ngủi của đời người nên xót xa nuối tiếc.
“Mùi năm tháng đều... than thầm tiễn biệt
Cơn gió xinh thì thào ... phai tàn, sắp sửa”
Sự nuối tiếc thấm sâu vào cảnh vật, tâm hồn vì tất cả rồi sẽ tàn phai, chia li và biến mất- một cuộc ra đi vĩnh viễn.
“Chẳng bao giờ ôi chẳng bao giờ nữa”
- Điệp ngữ, tiếng thở dài luyến tiếc tuyệt vọng
3. Khát vọng sống, khát vọng cuồng nhiệt hối hả.
- Mau đi thôi! … -> Lời giục giã vội vàng: hãy sống, hãy chiêm ngưỡng, hưởng thụ.
- Ta muốn … -> khát vọng thật táo bạo, mãnh liệt.
- Các động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu, cắn …
=> Tình cảm thật mãnh liệt biến thành hành động cụ thể –thể hiện tình yêu cuồng nhiệt, đắm say; một tấm lòng ham sống, khát sống. Chính tình yêu đó đem lại một luồng sinh khí cho vạn vật, đất trời.
- Điệp từ “ cho” ( cho chuếnh choáng … cho đã đầy… cho no nê …)
-> Cảm xúc càng lúc càng cuồng nhiệt, tham lam, vồ vập hơn – hưởng thụ thỏa thuê hương sắc của cuộc sống.
- “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”
-> Thể hiện sự dâng trào đỉnh cao của cảm xúc – Mùa xuân được nhân hóa như một thực thể, nhân vật trữ tình muốn chiếm lĩnh, tận hưởng bằng tất cả năng lực
=>Lòng ham say, vồ vập, một khát vọng cồn cào muốn chiếm đoạt tất cả hương vị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)