đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 8

Chia sẻ bởi Đoàn Dương Duy | Ngày 17/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 8 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Đề cương ôn tập môn lịch sử 8 - HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2013-2014
((((
Câu 1. Tại sao TDP xâm lược nước ta?
.Thực dân Pháp xâm lược nước ta do:
- Bản chất hiếu chiến tàn bạo của CNTB: vơ vét tài nguyên thiên nhiên, sức lao động.
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô=> Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 2. Trình bày cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế
* Nguyên nhân:
- Phái chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
- Thực dân Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến.
* Diễn biến:
- Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Quân Páp nhất thời rối loạn.
- Sau khi củng cố tinh thần chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành .
- Trên đường đi chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị thất bại.
* Kết quả:- Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại.
* Ý nghĩa: Phản ánh ý chí giữ nước của phái chủ chiến.
Câu 3. phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào?
Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược đã dâng lên sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số vùng biên giới Việt-Lào đã ủng hộ và giúp đở mọi mặt cho phong trào.
Câu 4. Vì sao “Chiếu Cần vương” được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
Chiếu cần vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta hưởng ứng vì đó lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ tuổi, có tinh thần yêu nước và khẳng khái. Ông đã đứng về phía nhân dân và ủng hộ phái chủ chiến chống thực dân Pháp mong muốn dành lại được độc lập cho dân tộc trong khi triều đình Huế nhu nhược, cam tâm làm tay sai cho giặc. Chiếu Cần vương phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam.
Câu 5. Vì sao vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lại nghĩ rằng việc ra chiếu Cần Vương là hành động yêu nước?
- Tinh thần cơ bản của chiếu “Cần Vương” cố gắng gán quyền lợi của triều đình với quyền lợi của dân tộc. Do đó đã thúc đẩy cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến trong những năm tiếp theo.
Câu 6: Khởi nghĩa Hương Khê?
* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
*Căn cứ: Ngàn Trươi ( xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).
* Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
* Diễn biến: Hai giai đoạn
+ Từ năm 1885-1888 nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo. Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ . Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người. Họ đã tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
+ Từ năm 1888 đến 1895 là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc
Hánh quân và càn quét của giặc.
Để đối phó TDP tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt dày đặc nhằm bao vây , cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấ công quy mô vào Ngàn Trươi.
Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.
Kết quả:Cuộc khởi nghĩa thất bại.
Câu 7. Khởi nghĩa Yên Thế
* Nguyên nhân.
Nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ rời quê hương lên Yên Bái lập làng, tổ chức sản xuất. Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
* Diên biến: 3 giai đoạn
+ Trong giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. thủ lĩnh có uy tín nhất lúc này là Đề Nắm.
+ Trong giai đoạn 1893-1908, người lãnh đạo là Đề Thám
Thời kì này nghĩa quân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Dương Duy
Dung lượng: 138,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)