ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ HỌC KÌ II

Chia sẻ bởi Trần Thị Dung | Ngày 16/10/2018 | 182

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ HỌC KÌ II thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ HỌC KÌ II

CHƯƠNG VII: CHÂU MĨ
Câu 1: - Em hãy nêu khái quát về châu Mĩ ?
- Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây ? Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma.
- Em hãy trình bày các thành phần chủng tộc của châu Mĩ ?
- Quan sát hình 35.2, nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ ? Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ?
* Khái quát về châu Mĩ:
- Châu Mĩ rộng 42 triệu km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
- So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp nhất của châu Mĩ là eo đất Pa-na-ma rộng không đến 50km. Kênh đào Pa-na-ma đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương lớn (Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương).
* Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây:
- Vì ranh giới nửa cầu Đông và nửa cầu Tây là hai đường kinh tuyến 200T và 1600Đ. Do vậy nên châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
* Ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma:
- Kênh đào Pa-na-ma cắt qua eo đất Pa-na-ma, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, là hệ thống giao thông đường thủy có vai trò rất quan trọng về kinh tế, góp phần tăng cường giao lưu mậu dịch quốc tế. Ngoài ra, kênh đào Pa-na-ma còn rút ngắn thời gian di chuyển từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, tiết kiệm nguồn nhiên liệu, tăng thu nhập (thu thuế) cho kênh đào.
* Các thành phần chủng tộc của châu Mĩ:
- Trước thế kỉ XVI, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it.
- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX, thành phần chủng tộc đa dạng, các chủng tộc hòa huyết
-> thành phần người lai.
* Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:
- Các luồng nhập cư vào châu Mĩ là : người Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, chủng tộc Nê-grô-it.
* Có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ:
- Do các nguồn nhập cư khác nhau về ngôn ngữ :
+ Bắc Âu nói tiếng Anh nên gọi là châu Mĩ Ăng-glô-xắc-xông.
+ Trung và Nam Mĩ nói tiếng theo ngữ hệ La-tinh nên gọi là châu Mĩ La-tinh.
Câu 2: Lãnh thổ châu Mĩ (phần lục địa) kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ ?
- Châu Mĩ trải dài trên rất nhiều vĩ độ, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam (71059`B đến 53054`N) khoảng 129 vĩ độ.
Câu 3: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ?
- Các luồng nhập cư có vai trò đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ. Khiến cho cộng đồng dân cư châu Mĩ trở nên đa dạng, phức tạp và có đầy đủ các thành phần chủng tộc trên thế giới. Ngoài ra còn làm xuất hiện các thành phần người lai cho cộng đồng dân cư châu Mĩ.
Câu 4: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.
- Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
* Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây:
- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở là một trong những miền núi lớn trên thế giới. Miền núi này chạy dọc bờ phía tây của lục địa, kéo dài 9000 km, cao trung bình 3000m - 4000m, gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
- Miền núi Cooc-đi-e có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, quặng đa kim, uranium.
* Miền đồng bằng ở giữa:
- Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. Do địa hình lòng máng, không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Dung
Dung lượng: 234,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)