De cuong on tap Ly 10 Ky 2 (2011-2012)

Chia sẻ bởi Đặng Đạm | Ngày 25/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: De cuong on tap Ly 10 Ky 2 (2011-2012) thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

* Chú ý quan trọng !

Trước khi giải bài tập trong đề cương , học sinh cần phải giải các bài tập trong sách giáo khoa Vật lý 10.
Các phần có đánh dấu * dành riêng cho lớp 10 nâng cao.
Nội dung học thi lại nằm trong phần II - Chất khí.

Phần I : CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
A. Lý thuyết:
Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
Khái niệm động lượng :
Động lượng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật.
Động lượng là một đại lượng vectơ cùng hướng với vận tốc của vật và đo bằng tích khối lượng và vectơ vận tốc của vật.

Trong đó: v là vận tốc của vật (m/s)
m là khối lượng của vật (kg)
p là động lượng của vật (kgm/s)
Xung lượng của lực
Khi một lực  (không đổi)tác dụng lên một vật trong khảng thời gian  thì tích  được định nghĩa là xụng lượng của lực trong khoảng thời gian ấy
Hệ kín (hệ cô lập)
Một hệ vật được xem là hệ kín khi các vật bên trong hệ chỉ tương tác lẫn nhau và không tương tác với các vật bên ngoài hệ. Điều đó có nghĩa là chỉ có nội lực từng đôi một trực đối và không có ngoại lực tác dụng lên hệ.
Các trường hợp được xem là hệ kín :
Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng 0.
Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ theo một phương nào đó bằng 0.
Nội lực rất lớn so với ngoại lực.
Định luật bảo toàn động lượng :
Tổng động lượng của một hệ kín luôn được bảo toàn.

 là động lượng ban đầu,  là động lượng lúc sau.
( Đối với hệ hai vật :

trong đó,  tương ứng là động lượng của hai vật lúc trước tương tác,  tương ứng là động lượng của hai vật lúc sau tương tác.
Chuyển động bằng phản lực:
Chuyển động theo nguyên tắc: chuyển động của một vật tự tạo ra phản lực bằng cách phóng về một hướng một phần của chính nó, phần còn lại tiến về hướng ngược lại
Dạng khác của định luật II Newtơn :
Phát biểu : Độ biến thiên động lượng của vật bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ấy.

Độ biến thiên động lượng của vật.
Xung của lực tác dụng lên vật.


Công và công suất
Định nghĩa công cơ học :
Công là đại lượng vô hướng được đo bằng tích số giữa lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển với cosin của góc tạo bởi hướng của lực và hướng dịch chuyển
* Biểu thức :



* Đơn vị : Jun(J)
1J = 1Nm, 1KJ = 1000J
Tính chất của công cơ học :
Công cơ học là một đại lượng vô hướng , có thể mang giá trị âm hoặc dương.
Giá trị của công cơ học phụ thuộc vào hệ quy chiếu
* Chú ý : công là công của lực tác dụng lên vật
Các trường hợp riêng của công :
( = 0 : cos(=1 : = F.s ()
00<(<900 : cos(>0 >0 : Công phát động
( =900 : cos(=0  = 0 )
900<(<1800 : cos(<0  <0 : công cản
Công suất :
Công suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công và được đo bằng thương số giữa công A và thời gian t dùng để thực hiện công ấy
*Biểu thức :




*Đơn vị : J/s (W)
1KW = 1000W = 103W
1MW = 106 W
1HP = 736 W ( mã lực )
* Chú ý : KWh là đơn vị của công 1KWh = 3.600.000 J
Động năng và thế năng
Động năng :
Định nghĩa : Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động.
Biểu thức :
Wđ 
Vậy : động năng của một vật bằng một nửa tích của khối lượng m với bình phương vận tốc v của vật.
Tính chất và đơn vị :
Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.
Động năng có tính tương đối.
Wđ > 0
Đơn vị động năng : J,KJ.
Định lý động năng: Độ biến thiên động năng bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
Nếu công dương thì động năng tăng.
Nếu công âm thì động năng giảm.
Biểu thức :
A = Wđ2 - Wđ1

Thế năng :
Trường hợp vật chịu tác dụng của trọng lực :
Thế năng của một vật dưới tác dụng của trọng lực là năng lượng mà vật có được khi nó ở độ cao h nào đó so
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Đạm
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)