Đề cương ôn tập lịch sử HKII
Chia sẻ bởi Trần Hưng Đạo Đức |
Ngày 16/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập lịch sử HKII thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 7 HKII
Câu 1: Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về Văn học – Giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ. Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên?
Trả lời:
Tình hình giáo dục và khoa cử:
Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long.
Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ những kẻ phạm tội, làm nghề ca hát.
Nội dung học tập là sách Nho, đạo Nho chiếm được vị trí độc tôn, đạo Phật bị hạn chế
Thời Lê Sơ (1428-1527) tổ chức 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên
Văn học, khoa học, nghệ thuật:
Văn học:
Văn học chữ Hán chiếm ưu thế với nhiều tác phẩm nổi tiếng
Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng
Văn thơ thời Lê Sơ có nội dung yêu nước sâu săc thể hiện niềm tự hào, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc
Khoa học:
Sử học có: tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư
Địa lí có: Bản đồ Hồng Đức, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ
Y học có: Bản thảo thực vật toát yếu
Toán học có: Đại Thành Toán Pháp, Lập Thành Toán Pháp
Nghệ thuật:
Sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng đều phát triển
Điêu khắc:
Có phong cách đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện
Quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên là do:
Sự quan tâm của nhà nước, biểu hiện qua những chính sách và biện pháp tích cực để khuyến khích, tạo điều kiện cho Văn học – Giáo dục phát triển
Nhân dân ta có truyền thống yêu nước thông minh, hiếu học
Đất nước thái bình
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn. Rút ra ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Trả lời:
Nguyên nhân thắng lợi:
Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột, tinh thần yêu nước đoàn kết và hy sinh cao cả của nhân dân ta
Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và Bộ chỉ huy
Quang trung là một vị anh hùng dân tộc vĩ đại
Ý nghĩa lịch sử:
Thắng lợi của phong trào Tây Sơn, lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia
Thắng lợi của phong tào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm, Thanh có ý nghĩa lịc sử to lớn, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc. Một lần nữa đạp tan tham vọng xâm lược nước ta của ác đế chế quân chủ phương Bắc
Câu 3: Nêu những chính sách về kinh tế dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX. Em có nhận xét gì về tìn hình thủ công thời Nguyễn?
Trả lời:
Những chính sách về kinh tế dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX:
Nông nghiệp:
Chú trọng việc khai hoang và thi hành biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền, lập lại chế độ quân điền
Tuy một số huyện mới được thành lập, lấn biển như: huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và hằng trăm đồn điền được thành lập ở Nam Kì nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân.
Thời Tự Đức, đê Văn Giang 18 năm liền bị vỡ
Công thương nghiệp:
Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, …
Ngành khai thác được mở rộng những cách khai thác còn lạc hậu, hoạt động thất thường
Các nghề thủ công vẫn phát triển những phân tán vì thợ thủ công phải nộp thuế rất nặng nề, buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi
Xuất hiện thêm thị tứ mới
Ngoại thương: Hạn chế với nước ngoài
Nhận xét về tình hình thủ công của thời Nguyễn:
Tình hình Thủ công nghiệp nước ta dưới triều Nguyễn không ngừng phát triển và mở rộng nhưng hoạt động thủ công trong dân gian còn rất phân tán. Thở thủ công giỏi phải nộp thuế rất nặng nề và không được nhà nước khuyến khích
Câu 4: Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài.
Trả lời:
+ Tuy các cuộc khởi nghĩa trước sau bị thất bại nhưng đã góp phần:
Khẳng định sức mạnh, quyết tâm chống áp bức bóc lột của nhân dân ta
Làm nghiêng ngả, lung lay nền thống trị của vua Lê, chúa Trịnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Hưng Đạo Đức
Dung lượng: 35,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)