đề cương ôn tập lịch sử 7 mới

Chia sẻ bởi Lò Thị Bích | Ngày 16/10/2018 | 112

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập lịch sử 7 mới thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7
I. Lịch sử thế giới trung đại

1. Đông Nam Á phong kiến

- Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, hiện nay gồm 11 nước.

- Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên:

+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo nên hai mua rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho việc trồng lúa nước và các loại rau, củ,quả...

2. Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến:

- Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và làm một số nghề thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn ( Phương Đông) hay các lãnh địa ( Phương Tây).

- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, họ giao cho nông dân hay nông nô sản xuất

3. Xã hội phong kiến gồm những giai cấp cơ bản nào?

- Xã hội phong kiến gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (Phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông dân (Phương Tây)

II. Buổi đầu lịch sử nước ta

1. Những việc làm của Ngô Quyền để xây dựng nền độc lập:

 - Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ loa làm kinh đô

 - Ông tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước:

+ Trung ương: Vua đứng đầu quyết định mọi việc; đặt các chức quan văn, quan võ, quy định lễ nghi, sắc phục của quan lại các cấp.

+ Ở địa phương: Cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng: Đinh Công Trứ-Thứ sử Châu Hoan, Kiều Công Hãn –Thứ sử Châu Phong…

 * Công lao của Ngô Quyền:

 - Ông là người tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Đó là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài cho đất nước.

 - Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, do người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình.

2. Những nét chính về xã hội nước ta thời Đinh-Tiền Lê:

- Xã hội chia thành ba tầng lớp: Tầng lớp thống trị gồm vua, quan văn, võ cùng một số nhà sư; tầng lớp bị trị đa số là nông dân tự do , cày ruộng công làng xã; tầng lớp cuối cùng là nô tỳ (số lượng không nhiều)

* Thời Đinh-Tiền Lê, một số nhà sư thuộc tầng lớp thống trị vì:

- Thời Đinh –Tiền Lê, giáo dục chưa phát triển. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi

- Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng.

- Một số đại sư như Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Đỗ Thuận được trọng dụng như những cố vấn cung đình , những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp đón tiếp sứ thần nhà Tống.

3. Diễn biến cuộc kháng chiến chống tống lần thứ nhất (981):

- Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến đánh nước ta

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến

- Nhiều trận chiến ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng. trên bộ quân ta chặn đánh quyết liệt. Quân Tống đại bại.

* Công Lao của Lê Hoàn:

- Ông là người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 thắng lợi, bảo vệ được độc lập chủ quyền Tổ quốc…

- Tiếp tục xây dựng nền độc lập tự chủ…

4. Bối cảnh thành lập nhà Lí:

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi; năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời

- Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê đã tôn Lí Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lí thành lập.

- Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội) đổi tên thành là Thăng Long vì:

- Vùng đất Thăng Long mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sảng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh

- Xem khắp đất Việt đây là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lò Thị Bích
Dung lượng: 20,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)