De cuong On tap lich su 5
Chia sẻ bởi Nguyễn Đăng Tình |
Ngày 10/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: De cuong On tap lich su 5 thuộc Lịch sử 5
Nội dung tài liệu:
Phần I
Đề cương từng bài.
A.Hơn tám mươi năm chống thực sân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)
BàI 1: “Bình tây đại nguyên soáI" trương định.
Câu 1: Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ?
Năm 1862, giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang lên cao, thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn và lúng túng, thì triều đình nhà Nguyễn với tư tưởng cầu hoà, vội vã kí hiệp ước, trong đó có điều khoản: nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường,) cho thực dân Pháp. Triều đình nhà Nguyễn cũng dùng nhiều biện pháp nhằm chấm dứt phong trào chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông. Để tách Trương Định ra khỏi phong trào đấu tranh của nhân dân, triều đình đã thăng chức cho ông làm Lãnh binh An Giang (một trong 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và yêu cầu ông phải đi nhận chức ngay. Nhận được lệnh vua, Trương Định băn khoăn rất nhiều: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. Giữa lệnh vua và lòng dân, Trương Định chưa biết hành động như thế nào cho phải lẽ.
Câu 2: Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
Nghĩa quân và nhân dân đã suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại nguyên soái”.
Câu3: Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
Câu 4: Em biết gì thêm về Trương Định?
+Trương Định sinh năm 1820, ở Bình Sơn (nay thuộc huyện Sơn Tịnh), Quảng Ngãi, là con của Lãnh binh Trương Cầm. Trương Định theo cha vào Nam giữa thời Thiệu Trị (1841-1847). Khi Trương Cầm làm Lãnh binh Gia Định, Trương Định đã chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập đồn điền, được phong chức Quản cơ, nên còn được gọi là Quản Định.
+Trong khi Trương Định đang chuẩn bị kế hoạch chiếm lại căn cứ Tân Hoà (Gò Công), thì ngày 20-8-1864, giặc Pháp đã cho tên phản bội Huỳnh Công Tấn- trước kia đã từng dưới quyền của Trương Định- đem quân lính vây đánh bất ngờ. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt, Trương Định bị thương nặng, ông đã rút gươm tự sát, khi đó ông mới 44 tuổi.
Kết luận: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước, nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
BàI 2: nguyễn trường tộ mong muốn canh tân
Đề cương từng bài.
A.Hơn tám mươi năm chống thực sân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)
BàI 1: “Bình tây đại nguyên soáI" trương định.
Câu 1: Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ?
Năm 1862, giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang lên cao, thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn và lúng túng, thì triều đình nhà Nguyễn với tư tưởng cầu hoà, vội vã kí hiệp ước, trong đó có điều khoản: nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường,) cho thực dân Pháp. Triều đình nhà Nguyễn cũng dùng nhiều biện pháp nhằm chấm dứt phong trào chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông. Để tách Trương Định ra khỏi phong trào đấu tranh của nhân dân, triều đình đã thăng chức cho ông làm Lãnh binh An Giang (một trong 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và yêu cầu ông phải đi nhận chức ngay. Nhận được lệnh vua, Trương Định băn khoăn rất nhiều: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. Giữa lệnh vua và lòng dân, Trương Định chưa biết hành động như thế nào cho phải lẽ.
Câu 2: Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
Nghĩa quân và nhân dân đã suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại nguyên soái”.
Câu3: Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
Câu 4: Em biết gì thêm về Trương Định?
+Trương Định sinh năm 1820, ở Bình Sơn (nay thuộc huyện Sơn Tịnh), Quảng Ngãi, là con của Lãnh binh Trương Cầm. Trương Định theo cha vào Nam giữa thời Thiệu Trị (1841-1847). Khi Trương Cầm làm Lãnh binh Gia Định, Trương Định đã chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập đồn điền, được phong chức Quản cơ, nên còn được gọi là Quản Định.
+Trong khi Trương Định đang chuẩn bị kế hoạch chiếm lại căn cứ Tân Hoà (Gò Công), thì ngày 20-8-1864, giặc Pháp đã cho tên phản bội Huỳnh Công Tấn- trước kia đã từng dưới quyền của Trương Định- đem quân lính vây đánh bất ngờ. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt, Trương Định bị thương nặng, ông đã rút gươm tự sát, khi đó ông mới 44 tuổi.
Kết luận: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước, nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
BàI 2: nguyễn trường tộ mong muốn canh tân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đăng Tình
Dung lượng: 243,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)