De cuong on tap ky I Su 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Long Thạnh | Ngày 16/10/2018 | 68

Chia sẻ tài liệu: De cuong on tap ky I Su 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 7
Học kỳ I – Năm học: 2014-2015

1/ Những cuộc phát kiến lớn về địa lý:
Nguyên nhân:giữa thế kỷ XV do yêu cầu phát triển sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới
Các cuộc phát kiến:
- B. Đi.a xơ - 1487- vòng qua điểm cực Nam châu Phi
- Va- Cô đơ Ga ma - 1498- cập bến Ca-li- út phía Tây Nam Ấn Độ
- Cô lôm bô - 1492- tìm ra châu Mĩ
- Ph. Ma gien lan đi vòng quanh Trái đất từ năm1519-1522
* Kết quả: thương nghiệp châu Âu phát triển - GCTS chiếm được nguyên liệu vàng bạc, đất đai ở các châu
2. Sự hình thành CNTB ở châu Âu:
- quý tộc thương nhân giàu lên nhanh chóng
- nông dân bị bần cùng hoá
- xuất hiện công trường thủ công
- hình thành 2 giai cấp: Tư sản – vô sản
- quan hệ SX TBCN đã được hình thành trong lòng XHPK
3/ Văn hoá- Khoa học- kỹ thuật Trung Quốc thời phong kiến:
- nho giáo là hệ tư tưởng đạo đức của giai cấp phong kiến
*Văn học: nhiều nhà văn nhà thơ, nổi tiếng
- Thơ Đường phát triển mạnh
- Hội hoạ , điêu khắc, kiến trúc phát triển mạnh
Khoa học kỹ thuật:
- nhiều phát minh quan trọng: giấy, la bàn, thuốc súng, nghề in
- đóng thuyền có bánh lái, kỹ nghệ luyện sắt, khai thác dầu mỏ, khí đốt phát triển
4/ Tổ chức chính quyền thời Đinh- Tiền Lê
-968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (ĐTH) đặt tên nước Đại Cồ Việt- Niên hiệu: Thái Bình
-Kinh Đô: Hoa Lư. - có biện pháp xây dựng đất nước
* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Đinh - Tiền Lê:















* Quân đội: Cấm quân- quân địa phương
5/ Tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Đinh- Tiền Lê:
a/ Nông nghiệp:
- ruộng đất thuộc sở hữu công làng xã
-nhân dân được chia ruộng để cày cấy, nộp thuế, đi lính, lao dịch cho nhà vua
- vua khuyến khích sản xuất - chú trọng công tác thuỷ lợi…nhờ đó nông nghiệp được phát triển
b/ Thủ côngnghiệp:
- xây dựng xưởng thủ công nhà nước chế tạo sản phẩm phục vụ vua, quan
- - các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển - - đúc tiền đồng
- c/ Thương nghiệp:
- buốn bán trong và ngoài nước phát triển
6/ Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý:
-1009 Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lí thành lập
- 1010 dời đô ra Đại La đổi tên thành Thăng Long
- 1054 đổi tên nước Đại Cồ Việt thành nước ĐạiViệt















7/ Nội dung bộ luật Hình Thư - Tổ chức bộ máy chính quyền và quân đội thời Lý:
a/ 1042 ban hành bộ luật hình thư (Học sinh học thêm phần nội dung bộ luật SGK)
Nội dung: bảo vệ nhà vua và cung điện tài sản nhân dân, chú ý SX và quyền lợi của nhân dân
b/ Quân đội: cấm quân và quân địa phương, thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”
- Cấm quân: Bảo vệ vua và kinh thành
- quân địa phương:canh phòng ở các lộ, phủ
- quân thuỷ, quân bộ
- vũ khí: giáo mác, cung, kiếm cung nỏ, máy băn đá
* đối nội: Gả công chúa, ban chức tước cho các tù trưởng miền núi
* đối ngoại: giữ quan hệ bình thường vời nhà Tống.
- dẹp tan các cuộc xâm lược của Chăm pa do nhà Tống xúi giục
8/ Cuộc chiến đấu trên phòng Tuyến Như Nguyệt:
- chờ mãi không thấy quân thuỷ đến Quách Quỳ nhiều lần tìm cách tấn công quân ta, chúng bắt cầu phao, đóng bè ào ạt tiến qua sông đánh vào phòng tuyến của ta. Quân nhà Lý đã kịp thòi phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi chúng về phía bờ bắc. Quân giặc rơi vào thế bị động
- bài thơ " Nam quốc sơn hà Nam đế cư” đã khích lệ tinh thần binh sĩ làm cho quân địch hoang mang
- 1077 quân ta mở cuộc phản công lớn tấn công bất ngờ vào doanh trại giặc khiến quân Tống thua to mười phầm chết đến năm sáu, đẩy chúng lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng
- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chíẻn tranh bằng cách giảng hoà - Quân Tống chấp nhận ngay và rút về nước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Long Thạnh
Dung lượng: 85,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)