ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KT HỌC KÌ 1 NC

Chia sẻ bởi Phan Văn Đạt Em | Ngày 25/04/2019 | 94

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KT HỌC KÌ 1 NC thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ 1
NGUYỄN QUANG DIÊU MÔN VẬT LÝ. KHỐI 10 NÂNG CAO
Tổ VẬT LÝ- KTCN

A. PHẦN LÝ THUYẾT :


Định nghĩa chuyển động thẳng đều biến đổi đều. Công thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều, giải thích.
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi.
Công thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều: v = v0 + at.
trong đó, v là vận tốc của chất điểm tại thời điểm t, v0 là vận tốc của chất điểm tại thời điểm ban đầu, a là gia tốc của vật.
Các trường hợp chuyển động thẳng biến đổi đều:
Nếu tại thời điểm t: vận tốc v cùng dấu với gia tốc a: giá trị tuyệt đối độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Nếu tại thời điểm t: vận tốc v trái dấu với gia tốc a: giá trị tuyệt đối độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng chậm dần đều.
Các công thức, phương trình trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
( Công thức tính quãng đường: s = v0t + at2
Phương trình chuyển động: x = x0 + v0t + at2

Công thức liên hệ: v2 – v02 = 2as ; v = v0 + at
Định nghĩa Sự rơi tự do. Đặc điểm:
( Định nghĩa: Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
Chuyển động rơi tự do theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
( Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều
Các vật rơi tự do với cùng với gia tốc: g ( 9,8 m/s2.
Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vĩ độ địa lý, độ cao và cấu trúc địa chất của nơi rơi.
Công thức tính vận tốc và quãng đường của vật rơi tự do:
( Nếu vật rơi tự do, không có vận tốc ban đầu thì: v = gt
( Công thức tính quãng đường đi được của vật rơi tự do là: s = gt2 ; v2 = 2g.h
Định nghĩa chuyển động tròn đều. Chu kì, tần số của chuyển động tròn đều, đơn vị:
( Chuyển động tròn đều là chuyển động tròn và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi cung tròn.
( Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng : 
Đơn vị đo chu kì là giây (s).
( Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây : 
Đơn vị đo tần số là Hertz (Hz).
Phát biểu định luật I Newton. Quán tính là gì?
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc.
Phát biểu định luật II Newton.Công thức. Đơn vị
( Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
𝑎
𝐹 𝑚

a (m/s2); F (N); m (Kg).
Phát biểu định luật III Newton.Công thức.
( Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực
𝐹
𝐴𝐵 thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực
𝐹
𝐵𝐴. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

𝐹
𝐴𝐵= −
𝐹
𝐵𝐴


Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Công thức. Ý nghĩa các đại lượng và đơn vị
( Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Công thức: 
Ý nghĩa: m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm (Kg) , r là khoảng cách giữa chúng (m) , hệ số tỉ lệ G được gọi là hằng số hấp dẫn (m2/kg2)
Phát biểu định luật Hooke. Công thức. Ý nghĩa các đại lượng và đơn vị.
( Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Fđh = k
Ý nghĩa: (l = l l0 là độ biến dạng của lò xo (m) . Hệ số tỉ lệ k gọi là độ cứng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Đạt Em
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)