ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA VĂN 6 HK2 2012-2013
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức An |
Ngày 17/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA VĂN 6 HK2 2012-2013 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 – NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6
I. PHẦN VĂN BẢN:
1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài
Kể theo ngôi thứ nhất (Dế Mèn kể)
Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi
2. Vượt thác – Võ Quảng
Nhân vật chính: Dượng Hương Thư
Phương thức biểu đạt: miêu tả
Miêu tả: cảnh thiên nhiên và con người
3. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ
Nhân vật trung tâm: Bác Hồ
Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn của anh chiến sĩ.
Thể thơ: thơ năm chữ
Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân.
4. Lượm – Tố Hữu
Ra đời giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Thể thơ: thơ bốn chữ
Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm
Sử dụng nhiều từ láy: gợi hình, giàu âm điệu: Đoạn miêu tả hình dáng Lượm “Chú bé loắt choắt... Nhảy trên đường vàng” (Học thuộc lòng)
Cách ngắt dòng các câu thơ (khi tác giả hay tin Lượm hy sinh): thể hiện sự đau xót, nghẹn ngào
Kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu hình ảnh nhân vật, làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.
5. Cây tre Việt Nam – Thép Mới
Kết hợp giữa chính luận và trữ tình (Thể kí)
Xây dựng hình ảnh: phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng
Sử dụng hiệu quả các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
1. So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: “Bóng Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng” (Minh Huệ)
2. Nhân hóa:
a. Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho con vật, cây cối… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
b. Các kiểu nhân hóa: Có 3 kiểu
Dùng những từ vốn gọi người ( để gọi vật
Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người ( để chỉ hoạt động, tính chất của vật
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
(Xem lại các ví dụ đã phân tích)
3. Ẩn dụ:
a. Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp.
Ẩn dụ hình thức
VD: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
lửa hồng ( Màu đỏ hoa (hình thức tương đồng) ( Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ cách thức
thắp ( Hoa nở (cách thức thực hiện) ( Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ phẩm chất
VD: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Người cha ( Bác Hồ ( Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
VD: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Mỏng: xúc giác ( thính giác ( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
4. Hoán dụ:
a. Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các kiểu hoán dụ: Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp.
Lấy bộ phận để gọi toàn thể
VD: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Bàn tay: ( người lao động ( lấy bộ phận để gọi toàn thể
bộ phận toàn thể
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
VD: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Mười năm: thời gian trước mắt
Trăm năm: thời gian lâu dài lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật
VD: Áo chàm đưa buổi
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6
I. PHẦN VĂN BẢN:
1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài
Kể theo ngôi thứ nhất (Dế Mèn kể)
Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi
2. Vượt thác – Võ Quảng
Nhân vật chính: Dượng Hương Thư
Phương thức biểu đạt: miêu tả
Miêu tả: cảnh thiên nhiên và con người
3. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ
Nhân vật trung tâm: Bác Hồ
Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn của anh chiến sĩ.
Thể thơ: thơ năm chữ
Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân.
4. Lượm – Tố Hữu
Ra đời giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Thể thơ: thơ bốn chữ
Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm
Sử dụng nhiều từ láy: gợi hình, giàu âm điệu: Đoạn miêu tả hình dáng Lượm “Chú bé loắt choắt... Nhảy trên đường vàng” (Học thuộc lòng)
Cách ngắt dòng các câu thơ (khi tác giả hay tin Lượm hy sinh): thể hiện sự đau xót, nghẹn ngào
Kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu hình ảnh nhân vật, làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.
5. Cây tre Việt Nam – Thép Mới
Kết hợp giữa chính luận và trữ tình (Thể kí)
Xây dựng hình ảnh: phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng
Sử dụng hiệu quả các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
1. So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: “Bóng Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng” (Minh Huệ)
2. Nhân hóa:
a. Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho con vật, cây cối… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
b. Các kiểu nhân hóa: Có 3 kiểu
Dùng những từ vốn gọi người ( để gọi vật
Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người ( để chỉ hoạt động, tính chất của vật
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
(Xem lại các ví dụ đã phân tích)
3. Ẩn dụ:
a. Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp.
Ẩn dụ hình thức
VD: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
lửa hồng ( Màu đỏ hoa (hình thức tương đồng) ( Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ cách thức
thắp ( Hoa nở (cách thức thực hiện) ( Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ phẩm chất
VD: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Người cha ( Bác Hồ ( Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
VD: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Mỏng: xúc giác ( thính giác ( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
4. Hoán dụ:
a. Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các kiểu hoán dụ: Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp.
Lấy bộ phận để gọi toàn thể
VD: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Bàn tay: ( người lao động ( lấy bộ phận để gọi toàn thể
bộ phận toàn thể
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
VD: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Mười năm: thời gian trước mắt
Trăm năm: thời gian lâu dài lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật
VD: Áo chàm đưa buổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức An
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)