ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA - GIỮA HỌC KỲ I - KHỐI 4
Chia sẻ bởi Phạm Thị Thái |
Ngày 11/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA - GIỮA HỌC KỲ I - KHỐI 4 thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
Câu hỏi ôn tập kiểm tra khối lớp 4
giữa học kỳ 1 - NH: 2011- 2012
Người biên soạn: Cô giáo Huỳnh Thị Hạnh
I/ MÔN TIẾNG VIỆT:
1/ Từ gần nghiã với "chăm sóc" là :
a) chăm ngoan
b) trông nom
c) săn sóc
d) chăm chỉ
2/ Cấu tạo đầy đủ của tiếng gồm:
a) Âm đầu và thanh
b) Âm đầu và vần
c) Âm đầu, vần và thanh
d) Âm đầu và thanh
3/ “Tự trọng” có nghĩa là:
a) Tin vào bản thân mình.
b) Quyết định lấy công việc của mình.
c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
4/ Từ nào trong đoạn văn sau cần được đặt trong dấu ngoặc kép?
Lâm là bạn bơi giỏi nhất lớp tôi. Vì thế các bạn trong lớp gọi Lâm bằng cái tên rái cá nghe rất ngộ.
5/ Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần chú ý những vấn đề gì?
a) Viết hoa chữ cái đầu của tên riêng đó
b) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó
c) Viết hoa từng chữ cái tạo thành tên riêng đó
6/ Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
7/ Tìm những từ ghép có nghĩa phân loại trong các từ sau :
đồng ruộng, nhà cửa, đường ray, bánh mì, làng xóm, núi non
.
8/ Thế nào gọi là cốt truyện?
A. Cốt truyện bao gồm nhiều sự kiện, tình tiết.
B. Cốt truyện bao gồm nhiều hoạt động của nhân vật xảy ra cùng một lúc.
C. Cốt truyện là một chuỗi hành động của nhân vật xảy ra làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
D. Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
9/Tìm danh từ riêng trong khổ thơ sau :
Giữa mùa hoa mơ nở
Bước chân vào Hương Sơn
Núi vì hoa, trẻ mãi
Đời đời tên Núi Thơm.
10/ Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
A. Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung.
B. Vì người trung thực thích nghe nói thật, nhờ đó làm được nhiều việc có lợi cho dân cho nước.
C. Vì người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt.
D. Cả a, b, c đều đúng.
11/ Tìm những cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau :
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
12/ Dòng nào dưới đây có các danh từ chung:
A. bàn, ghế, sách, vở, dầu, mắm, muối.
B. quần áo, văn học, sông Hồng, cô Liên.
C. Huệ, Trường Sơn, tre, trúc, thông tùng.
D. Tám Chẩn, Hai Ngạn, chim chóc, đất đai, chợ búa.
13/ Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trung thành:
A. Một lòng một dạ găn bó với một lí tưởng, tổ chức hay một người nào đó.
B. Một lòng một dạ vì việc nghĩa
C. Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một
D. Ngay thẳng, thật thà, trước sau như một
14/ Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của từ ước mơ:
A. Thể hiện sự mong muốn tha thiết.
B. Mong muốn trong tưởng tượng.
C. Báo hiệu một sự ước hẹn, hứa hẹn.
D. Thấy phảng phất, thoáng lờ mờ trong giấc ngủ.
15/ Thế nào là động từ?
A.Chỉ tên người, vật, sự việc.
B. Chỉ tính chất của sự vật, người, vật.
C. Chỉ hoạt động, trạng thái, cảm xúc của người, vật, sự việc.
D. Cả a , b, c đều đúng.
16/ Dòng nào dưới đây là những động từ?
A. thơm, mát, chảy, mòn, vui.
B. bay, múa, hát, cười, vui, dịu dàng.
C. nhẹ nhàng, gặt, chải, đánh, rửa, học, làm.
D. rửa, trông, quét, tưới, nấu, đọc, xem, chào cờ.
17/ Trong câu văn sau, dấu hai chấm có tác dụng gì ?
Tôi xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.
18/ Điền những từ láy trong ngoặc đơn vào từng chỗ trống cho phù hợp: ( đủng đỉnh, tròn trĩnh, lơ mơ, xào xạc, lao xao, phân vân, thoang thoảng, lạnh lẽo, lanh lảnh, xanh xanh, lim dim.)
a) Từ láy âm đầu: ……………………………………….
b) Từ láy vần: …………………………………………….
c) Từ láy cả âm đầu và vần : ……………………………..
19/ Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, em hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em.
20/ Nghe tin gia đình một người thân ở xa có chuyện buồn ( có người đau ốm, người mới mất hoặc gặp tai nạn...), hãy viết thư hỏi thăm và động viên người thân đó.
21/ Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp với tả ngoại hình của các nhân vật.
22/ Trong giấc mơ em được bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Em hãy kể lại câu chuyện ấy theo thứ tự thời gian.
23/ Hãy tưởng tưởng và kể vắn tắt một câu chuyện có nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
24/ Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu kể về những việc em làm vào một buổi trong ngày . Gạch dưới các động từ em đã dùng.
II/ MÔN TOÁN:
1/ Số nào trong các số dưới đây có chữ số 5 biểu thị cho 5 000?
A. 250 316
B. 4 500 316
C. 15 316
D. 23 516
2/ Số sáu triệu không trăm mười lăm nghìn tám trăm năm mươi sáu “ viết là :
A. 600 015 856
B. 6 015 856
C. 615 856
D. 60 015 856
3/ Số bé nhất trong các số 586 758 ; 159 746 ; 858 769 ; 287 361 là :
A. 586 758
B. 159 746
C. 858 769
D. 287 361
4/ Trung bình cộng của 51, 60 và 15 là :
A. 42
B. 43
C. 44
D. 45
5/ a) 4 tấn 26 kg = ............ kg
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là :
A. 426
B. 4 260
C. 4 026
D. 42 600
b) 6 kg 8 g = ............ g
A. 68 g
B. 608 g
C. 6008 g
D. 6800 g
6/ Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b
(a,b cùng một đơn vị đo).
Chu vi của hình chữ nhật đó là :
A. a x b
B. a + b x 2
C. b + a x 2
D. (a + b) x 2
7/ a) Tìm số tròn chục x, biết:
68 < x < 92
b) Tìm số tròn trăm x, biết:
540 < x < 870
8/ Đọc các số sau :
845 963 ; 8 700 635 ; 485 000 000
9/ Viết các số sau :
- Năm trăm ba mươi sáu nghìn hai trăm mười bảy.
- Chín mươi hai triệu không nghìn một trăm bảy mươi mốt.
- Hai trăm linh ba triệu.
10/ Viết theo mẫu:
16 768 = 10 000 + 6 000 + 700 + 60 + 8
62 295 =
730 061 =
11/ Đặt tính rồi tính:
a) 11 842 + 23 914 ; 64 411 + 58 926
b) 96 427 - 18 659 ; 31 607 - 15 643
12/ a) Tính giá trị của biểu thức a + b nếu a = 475 ; b = 182.
b) Tính giá trị của biểu thức m x n - p nếu m = 48 ; n = 8 ; p = 109.
13/ Tính giá trị các biểu thức sau:
a) 95 563 - 21 452 x 4
b) (65 794 - 47 830) : 2
14/ Tìm x :
a) x - 36 395 = 45 879
b) 65632 + x = 81 386
15/ Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a)140 + 2 367 + 60 =
b)721 + 1 500 + 79 =
c)8 360 + 4 500 + 5 500 =
16/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
7 tạ = .......... kg 3 phút =...............giây
4 tấn = ...........tạ 8 thế kỉ =..............năm
8 yến = ...........kg 5 giờ 8 phút =..............phút
6 tấn 62 kg = ...........kg 9 phút 20 giây =.............giây
2 ngày =............giờ 1/4 giờ =..............phút
1/2 thế kỉ =.......... năm 1/2 ngày =..............giờ
17/ Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
a) 7 319 ; 7 139 ; 1 739 ; 9 713
b) 5 804 ; 5 408 ; 4 085 ; 4 850
18/ Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
a) 2 341 ; 3 412 ; 2 314 ; 4 123
b) 7 862 ; 6 278 ; 8 672 ; 8 726
19/ Viết vào chỗ chấm ( theo mẫu ):
a) Trong số 6 419 385 : Chữ số 6 ở hàng triệu, lớp triệu
Chữ số 1 ở hàng ........, lớp .......
Chữ số 3 ở hàng ........, lớp .......
b) Trong số 218 457 093 : Chữ số 9 ở hàng........., lớp.......
Chữ số 2 ở hàng ........, lớp .......
Chữ số 4 ở hàng ........, lớp .......
20/ a) Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào?
b) Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010. Năm đó thuộc thế kỉ nào? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm?
21/ Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 32 và 28
b) 35 ; 49 ; 71 ; 180 và 325
22/ Sắp xếp các góc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:
Góc tù ; góc vuông ; góc nhọn ; góc bẹt.
23/ Điền dấu > ; = ; < vào chỗ chấm:
Góc nhọn ...............góc vuông
Góc tù ...............góc vuông
Góc bẹt ...............góc vuông
Góc bẹt ...............góc vuông
24/ a) Số trung bình cộng của ba số là 25. Tổng của ba số đó là : …
b) Số trung bình cộng của hai số là 39. Tổng của hai số đó là : …
25/ Bốn bạn An, Hà, Bình, Đức góp tiền ủng hộ những bệnh nhân chất độc màu da cam. An góp 24 000 đồng , Hà góp 36 000 đồng, Bình góp 28 000 đồng, Đức góp 48 000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn góp bao nhiêu đồng?
26/ Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9.
27/ Tuổi ba và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Con kém ba 36 tuổi. Hỏi ba bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
28/ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là:
a) 58 và 36
b) 49 và 35
29/ Tìm hai số biết số trung bình cộng của hai số đó là1001 và hiệu của hai số đó là 802.
30/ Tìm chữ số a, biết :
a) 45 67a < 45 671
b) 27a 569 > 278 569
giữa học kỳ 1 - NH: 2011- 2012
Người biên soạn: Cô giáo Huỳnh Thị Hạnh
I/ MÔN TIẾNG VIỆT:
1/ Từ gần nghiã với "chăm sóc" là :
a) chăm ngoan
b) trông nom
c) săn sóc
d) chăm chỉ
2/ Cấu tạo đầy đủ của tiếng gồm:
a) Âm đầu và thanh
b) Âm đầu và vần
c) Âm đầu, vần và thanh
d) Âm đầu và thanh
3/ “Tự trọng” có nghĩa là:
a) Tin vào bản thân mình.
b) Quyết định lấy công việc của mình.
c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
4/ Từ nào trong đoạn văn sau cần được đặt trong dấu ngoặc kép?
Lâm là bạn bơi giỏi nhất lớp tôi. Vì thế các bạn trong lớp gọi Lâm bằng cái tên rái cá nghe rất ngộ.
5/ Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần chú ý những vấn đề gì?
a) Viết hoa chữ cái đầu của tên riêng đó
b) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó
c) Viết hoa từng chữ cái tạo thành tên riêng đó
6/ Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
7/ Tìm những từ ghép có nghĩa phân loại trong các từ sau :
đồng ruộng, nhà cửa, đường ray, bánh mì, làng xóm, núi non
.
8/ Thế nào gọi là cốt truyện?
A. Cốt truyện bao gồm nhiều sự kiện, tình tiết.
B. Cốt truyện bao gồm nhiều hoạt động của nhân vật xảy ra cùng một lúc.
C. Cốt truyện là một chuỗi hành động của nhân vật xảy ra làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
D. Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
9/Tìm danh từ riêng trong khổ thơ sau :
Giữa mùa hoa mơ nở
Bước chân vào Hương Sơn
Núi vì hoa, trẻ mãi
Đời đời tên Núi Thơm.
10/ Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
A. Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung.
B. Vì người trung thực thích nghe nói thật, nhờ đó làm được nhiều việc có lợi cho dân cho nước.
C. Vì người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt.
D. Cả a, b, c đều đúng.
11/ Tìm những cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau :
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
12/ Dòng nào dưới đây có các danh từ chung:
A. bàn, ghế, sách, vở, dầu, mắm, muối.
B. quần áo, văn học, sông Hồng, cô Liên.
C. Huệ, Trường Sơn, tre, trúc, thông tùng.
D. Tám Chẩn, Hai Ngạn, chim chóc, đất đai, chợ búa.
13/ Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trung thành:
A. Một lòng một dạ găn bó với một lí tưởng, tổ chức hay một người nào đó.
B. Một lòng một dạ vì việc nghĩa
C. Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một
D. Ngay thẳng, thật thà, trước sau như một
14/ Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của từ ước mơ:
A. Thể hiện sự mong muốn tha thiết.
B. Mong muốn trong tưởng tượng.
C. Báo hiệu một sự ước hẹn, hứa hẹn.
D. Thấy phảng phất, thoáng lờ mờ trong giấc ngủ.
15/ Thế nào là động từ?
A.Chỉ tên người, vật, sự việc.
B. Chỉ tính chất của sự vật, người, vật.
C. Chỉ hoạt động, trạng thái, cảm xúc của người, vật, sự việc.
D. Cả a , b, c đều đúng.
16/ Dòng nào dưới đây là những động từ?
A. thơm, mát, chảy, mòn, vui.
B. bay, múa, hát, cười, vui, dịu dàng.
C. nhẹ nhàng, gặt, chải, đánh, rửa, học, làm.
D. rửa, trông, quét, tưới, nấu, đọc, xem, chào cờ.
17/ Trong câu văn sau, dấu hai chấm có tác dụng gì ?
Tôi xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.
18/ Điền những từ láy trong ngoặc đơn vào từng chỗ trống cho phù hợp: ( đủng đỉnh, tròn trĩnh, lơ mơ, xào xạc, lao xao, phân vân, thoang thoảng, lạnh lẽo, lanh lảnh, xanh xanh, lim dim.)
a) Từ láy âm đầu: ……………………………………….
b) Từ láy vần: …………………………………………….
c) Từ láy cả âm đầu và vần : ……………………………..
19/ Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, em hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em.
20/ Nghe tin gia đình một người thân ở xa có chuyện buồn ( có người đau ốm, người mới mất hoặc gặp tai nạn...), hãy viết thư hỏi thăm và động viên người thân đó.
21/ Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp với tả ngoại hình của các nhân vật.
22/ Trong giấc mơ em được bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Em hãy kể lại câu chuyện ấy theo thứ tự thời gian.
23/ Hãy tưởng tưởng và kể vắn tắt một câu chuyện có nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
24/ Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu kể về những việc em làm vào một buổi trong ngày . Gạch dưới các động từ em đã dùng.
II/ MÔN TOÁN:
1/ Số nào trong các số dưới đây có chữ số 5 biểu thị cho 5 000?
A. 250 316
B. 4 500 316
C. 15 316
D. 23 516
2/ Số sáu triệu không trăm mười lăm nghìn tám trăm năm mươi sáu “ viết là :
A. 600 015 856
B. 6 015 856
C. 615 856
D. 60 015 856
3/ Số bé nhất trong các số 586 758 ; 159 746 ; 858 769 ; 287 361 là :
A. 586 758
B. 159 746
C. 858 769
D. 287 361
4/ Trung bình cộng của 51, 60 và 15 là :
A. 42
B. 43
C. 44
D. 45
5/ a) 4 tấn 26 kg = ............ kg
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là :
A. 426
B. 4 260
C. 4 026
D. 42 600
b) 6 kg 8 g = ............ g
A. 68 g
B. 608 g
C. 6008 g
D. 6800 g
6/ Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b
(a,b cùng một đơn vị đo).
Chu vi của hình chữ nhật đó là :
A. a x b
B. a + b x 2
C. b + a x 2
D. (a + b) x 2
7/ a) Tìm số tròn chục x, biết:
68 < x < 92
b) Tìm số tròn trăm x, biết:
540 < x < 870
8/ Đọc các số sau :
845 963 ; 8 700 635 ; 485 000 000
9/ Viết các số sau :
- Năm trăm ba mươi sáu nghìn hai trăm mười bảy.
- Chín mươi hai triệu không nghìn một trăm bảy mươi mốt.
- Hai trăm linh ba triệu.
10/ Viết theo mẫu:
16 768 = 10 000 + 6 000 + 700 + 60 + 8
62 295 =
730 061 =
11/ Đặt tính rồi tính:
a) 11 842 + 23 914 ; 64 411 + 58 926
b) 96 427 - 18 659 ; 31 607 - 15 643
12/ a) Tính giá trị của biểu thức a + b nếu a = 475 ; b = 182.
b) Tính giá trị của biểu thức m x n - p nếu m = 48 ; n = 8 ; p = 109.
13/ Tính giá trị các biểu thức sau:
a) 95 563 - 21 452 x 4
b) (65 794 - 47 830) : 2
14/ Tìm x :
a) x - 36 395 = 45 879
b) 65632 + x = 81 386
15/ Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a)140 + 2 367 + 60 =
b)721 + 1 500 + 79 =
c)8 360 + 4 500 + 5 500 =
16/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
7 tạ = .......... kg 3 phút =...............giây
4 tấn = ...........tạ 8 thế kỉ =..............năm
8 yến = ...........kg 5 giờ 8 phút =..............phút
6 tấn 62 kg = ...........kg 9 phút 20 giây =.............giây
2 ngày =............giờ 1/4 giờ =..............phút
1/2 thế kỉ =.......... năm 1/2 ngày =..............giờ
17/ Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
a) 7 319 ; 7 139 ; 1 739 ; 9 713
b) 5 804 ; 5 408 ; 4 085 ; 4 850
18/ Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
a) 2 341 ; 3 412 ; 2 314 ; 4 123
b) 7 862 ; 6 278 ; 8 672 ; 8 726
19/ Viết vào chỗ chấm ( theo mẫu ):
a) Trong số 6 419 385 : Chữ số 6 ở hàng triệu, lớp triệu
Chữ số 1 ở hàng ........, lớp .......
Chữ số 3 ở hàng ........, lớp .......
b) Trong số 218 457 093 : Chữ số 9 ở hàng........., lớp.......
Chữ số 2 ở hàng ........, lớp .......
Chữ số 4 ở hàng ........, lớp .......
20/ a) Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào?
b) Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010. Năm đó thuộc thế kỉ nào? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm?
21/ Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 32 và 28
b) 35 ; 49 ; 71 ; 180 và 325
22/ Sắp xếp các góc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:
Góc tù ; góc vuông ; góc nhọn ; góc bẹt.
23/ Điền dấu > ; = ; < vào chỗ chấm:
Góc nhọn ...............góc vuông
Góc tù ...............góc vuông
Góc bẹt ...............góc vuông
Góc bẹt ...............góc vuông
24/ a) Số trung bình cộng của ba số là 25. Tổng của ba số đó là : …
b) Số trung bình cộng của hai số là 39. Tổng của hai số đó là : …
25/ Bốn bạn An, Hà, Bình, Đức góp tiền ủng hộ những bệnh nhân chất độc màu da cam. An góp 24 000 đồng , Hà góp 36 000 đồng, Bình góp 28 000 đồng, Đức góp 48 000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn góp bao nhiêu đồng?
26/ Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9.
27/ Tuổi ba và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Con kém ba 36 tuổi. Hỏi ba bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
28/ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là:
a) 58 và 36
b) 49 và 35
29/ Tìm hai số biết số trung bình cộng của hai số đó là1001 và hiệu của hai số đó là 802.
30/ Tìm chữ số a, biết :
a) 45 67a < 45 671
b) 27a 569 > 278 569
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Thái
Dung lượng: 125,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)