ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKII - LỚP 4

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thái | Ngày 11/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKII - LỚP 4 thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
KIỂM TRA CUỐI HKII
Biên soạn:
Cô giáo Hùynh Thị Hạnh
I. KHOA HỌC – LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
Câu 1: Ở nước ta đồng bằng còn nhiều đất chua, đất mặn là:
A. Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Đồng bằng duyên hải miền Trung
C. Đồng bằng Nam Bộ
Câu 2. Câu nói : ‘‘ Xây dựng đất nước, lấy việc học làm đầu ’’ là của :
A. Lý Thường Kiệt.
B. Nguyễn Trãi.
C. Quang Trung.
Câu 3: Thực vật cần gì để sống?
A. Ánh sáng, không khí
B. Nước, không khí, ánh sáng
C. Chất khoáng, không khí
D. Ánh sáng, chất khoáng, nước, không khí.
Câu 4: Thành phố Sài Gòn được mang tên Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm nào ?
A. 1974 .
B. 1975
C. 1976
Câu 5. Ngoài khơi miền Trung nước ta có các quần đảo lớn là:
A. Cái Bầu, Cát Bà.
B. Phú Quốc, Côn Đảo.
C. Hoàng Sa, Trường Sa

Câu 6 : Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?
A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Việt Nam.


Câu 7 : Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào ?
A. Vua quan chỉ lo ăn chơi sa đoạ.
B. Những kẻ có quyền thế ra sức vơ vét của dân để làm giàu.
C. Nhà nước không quan tâm đến công việc đê điều. Nhiều năm mất mùa, cuộc sống của nhân dân rất cơ cực.
D. Cả ba ý trên.


Câu 8: Ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
A. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh.
B. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
C. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
Câu 9 : Tích cực phòng chống bão bằng cách :
A. Theo dõi bản tin thời tiết , chèn, chống nhà cửa, gọi thuyền bè vào bờ.
B. Dự trữ thức ăn,nước uống. . .
C. Tất cả các ý trên.
Câu 10: Mục đích của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long là :
A. Lật đổ chính quyền họ Trịnh.
B. Thống nhất giang sơn .
C. Cả hai mục đích trên.
Câu 11 : Trong giáo dục, nhà Hậu Lê có những việc làm :
A. Dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám, xây trường học có chỗ ở cho học sinh và cả kho sách.
B. Quốc Tử Giám không chỉ thu nhận con cháu vua quan mà đón cả con em gia đình thường dân đến học, nếu học giỏi.
C. Ở các địa phương, nhà nước cũng mở trường công bên cạnh các lớp học tư.
D. Tất cả các ý trên .
Câu 12: Lau khô thành ngoài cốc rồi cho vào cốc mấy cục nước đá. Một lát sau, sờ vào thành ngoài cốc, ta thấy bị ướt do:
A.Nước đá bên trong cốc bốc hơi đọng lại ở thành ngoài cốc.
B. Hơi nước trong không khí ở xung quanh cốc bị lạnh nên ngưng tụ lại.
C. Nước đã thấm từ trong cốc xuyên qua thành cốc ra bên ngoài.
Câu 13: Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta?
A. Phía Bắc và phía Tây.
C. Phía Nam và phía Tây.
B. Phía Đông và phía Tây.
D. Phía Đông, phía Nam và phía Tây nam.
Câu 14 : Thành phố Cần Thơ có vị trí ở :
A Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long
. B Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ
C Trung tâm đồng bằng Nam Bộ
Câu 15. Mắt ta nhìn thấy một vật khi nào?
A. Khi vật phát ra ánh sáng.
Khi vật đó được chiếu sáng.
Khi mắt ta chiếu ánh sáng vào vật .
Câu 16. Tây Nguyên là xứ sở của:
A. Các cao nguyên có độ cao sàn sàn bằng nhau.
B. Các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.
C. Các cao nguyên có nhiều núi cao, khe sâu.
Câu 17: Lý thái Tổ dời đô ra thành Đại La năm nào?
A. 981
B. 1010
C. 938


Câu 18 : Nh©n vËt ®­¬c nh¾c ®Õn trong 4 c©u thơ dưới đây lµ «ng vua nµo?
Vua nµo thuë bÐ chăn tr©u
Tr­êng Yªn mét ngän cê lau tËp tµnh
Sø qu©n dÑp lo¹n ph©n tranh
Dùng nÒn thèng nhÊt, sö xanh cßn truyÒn.

Câu 19 : Điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước ?
A. Đất đai màu mỡ ,khí hậu nóng ẩm
B. Người dân cần cù lao động.
C. Cả hai ý trên.
Câu 20 : Ta nên làm gì để kích thích cho gà chóng tăng cân , đẻ trứng nhiều :
A. Tăng nhiệt độ.
B. Tăng khí Ô-xi.
C. Tăng thời gian chiếu sáng.
Câu 21 : Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để phát triển hoạt động du lịch ở duyên hải miền Trung ?
A. Bãi biển đẹp.
B. Khí hậu mát mẻ quanh năm.
C. Nước biển trong xanh.
D. Khách sạn, điểm vui chơi ngày càng nhiều.
Câu 22: Những nơi nào đánh bắt nhiều hải sản nhất ở nước ta?
A. Các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam.
B. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
C. Các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Cà Mau.
Câu 23. Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí nào?
A. Ô-xi
B. ni tơ
C. Các-bô-níc
D. Tất cả các ý trên
Câu 24 : Đinh Bộ Lĩnh có công gì ?
A.Lập nước Âu Lạc.
B. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
C. Dời kinh đô ra Thăng Long.
D. Chỉ huy kháng chiến chống quân Tống.


Câu 25 : Nước Văn Lang tồn tại qua mấy đời vua?
A. 15 đời vua.
B. 17 đời vua.
C. 18 đời vua


Câu 26 : Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm vì:
A. Chữ Nôm dễ học hơn chữ Hán.
B. Chữ Hán là chữ của nước ngoài.
C. Vua Quang Trung muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
D. Cả a và b đều đúng


Câu 27 : Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 12- 11- 1993
B. Ngày 5- 12- 1999
C. Ngày 11- 12- 1993
D. Ngày 7- 12- 1995


Câu 28 : Sông Như Nguyệt còn có tên gọi khác là :
A. Sông Cầu.
B. Sông Thương.
C. Sông Hồng.
D. Sông Đà.
Hãy hoàn chỉnh sơ đồ sau
Câu 29:Điền các từ: bay hơi, đông đặc; ngưng tụ; nóng chảy vào vị trí của các mũi tên cho phù hợp
Hơi nước
Nước ở thể lỏng
Nước ở thể rắn
Nước ở thể lỏng
Câu 30: Kinh thành Thăng Long thời Lý có gì đặc biệt ?
A.Nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa.
B.Nhiều nhà cao tầng.
C.Nhiều phố phường nhộn nhịp, vui tươi .
D.Có đường sắt, đường thủy đi các nước.


Câu 31 : Nhà Nguyễn được thành lập vào thời gian nào?
A. 1802
B. 1858
C. 1792
D. 939
Câu 32 : Hãy chọn và điền từ ngữ : đầu hàng , xâm lược , Hậu Lê , Hoàng đế, quân Minh , Lam Sơn , vào chỗ chấm :
Dựa vào địa hình hiểm trở của Ải Chi Lăng , nghĩa quân ..................... đã đánh tan.............. ở Chi Lăng .
Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh .............. phải ...............rút quân về nước . Lê Lợi lên ngôi ............... mở đầu thời ...............
Câu 33 : Lớp không khí bao quanh Trái đất được gọi là gì?
A.Thạch quyển
B. Khí quyển
C. Thuỷ quyển
D. Sinh quyển
Câu 34 : Thành phố nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?
A. Hà Nội.
B. Hải Phòng.
C. Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 35. Các tác phẩm Quốc âm thi tập, Dư địa chí là của :
A. Ngô Sĩ Liên.
B. Nguyễn Trãi.
C. Ngô Văn Hưu.
II . TOÁN
Câu 1. Giá trị của chữ số 6 trong số 765 832 là:
A. 6
B. 600
C. 6000
D. 60000
Câu 2 : Góc bẹt là góc:
A Bằng 2 góc vuông.
B Lớn hơn góc tù.
C Lớn hơn góc nhọn.
D Cả A , B , C đều đúng.
Câu 3 : Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000 quãng đường từ A đến B đo được 2 cm . Như vậy độ dài thật của quãng đường từ A đến B là :
A 20000 cm
B 2000 cm
C 2000 dm
D 2m
Câu 4 : Tổng hai số bằng 80 , hiệu hai số là 24 . Hai số đó là:
A 52 và 28
B 40 và 12
C 56 và 24
D 52 và 24
Câu 5 : Viết số thích hợp điền vào chỗ chấm để 1 tấn 32 kg = …… kg là :
A. 132 kg
B. 1320 kg
C. 1032 kg
D. 10032 kg
Câu 6 : Đổi : 3 giờ 20 phút = …….. phút
A. 320 phút
B. 200 phút
C. 60 phút
D. 3020 phút.
Câu 7. a) Phân số bằng phân số là:
A. B. C. D.

b) Phân số nào em cho là phân số tối giản :
A. B. C. D.
Câu 8: Viết phân số chỉ số phần đã tô màu trong hình A
Câu 9. Tìm x:
a ) 75899 – x= 1478 + 989
b ) 203 x = 66178
c ) X : 125 = 130
Câu 10 : 2 là phân số chỉ số phần đã tô màu
5 của hình nào ?
Hình 1
Hình 2
Hình 3
a. Hình 1
b. Hình 2
c. Hình 3
Câu 11 : Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000000, quãng đường từ Hà Nội - Quảng Ninh đo được là 121 mm. Độ dài thật của quãng đường Hà Nội - Quảng Ninh là bao nhiêu ki-lô-mét.?
Câu 12: Cho hình M tạo bởi hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BEGC như hình vẽ. Tính diện tích hình M.
A
C
B
G
E
D
3 cm
4 cm
3 cm
Câu 13: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a) 3 : 7 =
b) 3 =
c) Phân số là phân số tối giản.
d) Phân số là phân số tối giản.
e) Phân số
g) Phân số
h) Phân số
Câu 14: Tính:
a)



b)

Câu 15: Tính:

a) - 2 =



b)
Câu 16: Tính:

a)



b)




Câu 17: Tính:

a)



b)

Câu 18: Tính diện tích của hình H
A
B
H
C
D
4 cm
6 cm
2 cm
Hình H
Câu 19. Số lớn nhất có hai chữ số chia hết cho 5 là số nào?
A. 99
B. 95
C. 90
Câu 20: Viết các phân số bé hơn 1 có mẫu số là 5 và tử số khác 0
…………………………………………….
Câu 21. Điền dấu > < = vào chỗ trống:
giờ …… 6 phút
15 tấn 50kg......15500kg
6 phút 50 giây………410 giây
3kg 50g…. . 350 g
Câu 22. Trên bản đồ tỉ lệ 1: 600 000, quãng đường từTP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ đo được 29cm. Độ dài thật của quãng đường từ TP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ là:
A. 1 740 000cm
B. 17 400m
C. 174km.
Câu 23. Dựa vào tính chất cơ bản của phân số, hãy giải thích vì sao viết được:

Câu 24. Viết tiếp vào chỗ chấm:
Trong số 9 125 846:
a) Chữ số 5 thuộc hàng…………, lớp……………
b) Chữ số 6 thuộc hàng…………, lớp……………
c) Chữ số 9 thuộc hàng…………, lớp…………….
Câu 25. Tính nhanh biểu thức:
316 x 5 + 316 + 316 x 4 x ( 85 : 5 - 17 )
=……………………………………
Câu 26: 2 dm2 5cm2 = cm2
Số thích hợp điền vào chỗ trống là:
A. 25
B. 250
C. 2005
D 205
Câu 27. Trung bình cộng của hai số là 15. Số lớn hơn số bé 8 đơn vị. Tìm hai số đó.
.............................................................
.............................................................
.............................................................
Câu 28. Tổng của hai số là 495. Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số thứ nhất thì được số thứ hai. Tìm hai số đó.
………………………………............................……………………………………………………………………………………………………
Câu 29: Trong hình vẽ dưới đây có mấy cặp đường thẳng song song ?
A. 8
B. 2
C. 10
D. 6
Câu 30. Khoanh vào chữ đặt trước hình có diện tích lớn nhất:
A. Hình vuông có cạnh là 4cm.
B. Hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3cm.
C. Hình bình hành có diện tích 20 cm2
D. Hình thoi có độ dài các đường chéo là 8 cm và 6 cm.
Câu 31: Tính diện tích của hình tam giác ACD
A
D
C
B
13 cm
12 cm
Câu 32. Biết 765< X < 774. tìm X:

a) Nếu X là số chẵn:………………
……………………………………….
b) Nếu X là số lẻ:………….....
..................................................
c) Nếu X là số tròn chục :…………………………………..
Câu 33: Tính diện tích hình sau ?
Câu 34. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 98m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật đó.
Câu 35. Một thửa ruộng hình chữ nhật có nữa chu vi 120m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta cấy lúa ở đó, tính ra cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu hoach được bao nhiêu tạ thóc?
Câu 36. Cho hình thoi ABCD (như hình vẽ)
a) Cạnh AB song song với cạnh . . . . . . . . . . .
b) Cạnh AD song song với cạnh . . . . . . . . . . .
c) Diện tích của hình thoi ABCD là . . . . . . . .
Câu 37. Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 100m, chiều dài hơn chiều rộng 20m. Tính diện tích mảnh vườn đó?
Câu 38. Một đám ruộng hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 12m và chiều dài bằng chiều rộng. Tính diện tích của đám ruộng đó�.
Câu 39. Tính diện tích của một hình bình hành có độ dài đáy là 72cm, chiều cao bằng độ dài đáy .
Câu 40. Hai tổ sản xuất làm được 2156 sản phẩm. Số sản phẩm của tổ Một bằng số sản phẩm của tổ Hai. Hỏi mỗi tổ làm được bao nhiêu sản phẩm ?
III. TIẾNG VIỆT
Câu 1: Tõ nµo kh«ng cïng nhãm víi c¸c tõ cßn l¹i:
a. Nhµ ga
b. Nhµ v¨n
c. Nhµ b¸o
d. Nhµ gi¸o
Câu 2. Tửứ " phụi phụựi" thuoọc loaùi tửứ naứo?
a. Tửứ laựy.
b. Tửứ gheựp.
c. Tửứ ủụn.
. C©u 3 : “L¸ xanh um, m¸t r­îi, ngon lµnh nh­ l¸ me non.” Lµ lo¹i c©u g×?
a. C©u kÓ Ai lµm g×?
b. C©u kÓ Ai lµ g×?
c. C©u kÓ Ai thÕ nµo?
Câu 4: ViÕt mét c©u khiÕn vµo chç trèng phï hîp víi mçi t×nh huèng sau:
Muèn b¹n cho m×nh m­în cuèn truyÖn cña b¹n:
..................................................................................................................................
§Ò nghÞ c« gi¸o cho em ra ngoµi ®Ó gÆp mÑ:
..................................................................................................................................
Câu 5: Trong câu “ Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến”, bộ phận nào là vị ngữ?
đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến.
chảy ra lăn dài theo thân nến.
lăn dài theo thân nến.
Câu 6. Từ hạnh phúc trong câu “ Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người” thuộc từ loại nào?
a. Danh từ.
b. Động từ.
c. Tính từ.
Câu 7. Bài thơ “ Không đề ’’ được Bác Hồ sáng tác ở đâu?
A. Trong tù.
B. Chiến khu Việt Bắc.
C. Hà Nội.
Câu 8. Những tục ngữ, thành ngữ nào nói về sự lạc quan?
A. Sông có khúc, người có lúc.
B. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
C. Hay ăn chóng lớn.
Câu 9. Chiều nay, lúc 15 giờ, dưới bóng cây râm mát, chúng tôi chơi bắn bi.
Câu văn trên có mấy trạng ngữ?
A. 1 trạng ngữ
B. 2 trạng ngữ.
C. 3 trạng ngữ.
Câu 10. Hình ảnh Dòng sông mặc áo, dòng sông điệu được tạo ra bằng cách nào?
A. Phép so sánh.
B. Phép nhân hoá.
C. Phép so sánh và phép nhân hoá.
Câu 11. Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu: ‘‘ Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường .’’
Bằng từ ngữ nào dưới đây :
A. Nhỏ nhắn.
B. Nhỏ xinh.
C. Nhỏ bé.
D. Bé tí tẹo.
Câu 12. Những câu nào bày tỏ ý cầu khiến đúng phép lịch sự:
A. Mẹ cho con đi chơi đi!
B. Mẹ hãy cho con đi chơi!
C. Mẹ có thể đưa con đi chơi chứ ạ!
Câu 13. Đọc đoạn văn sau và cho biết đây là cách mở bài nào?
Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc.Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung.Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ,nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.
A. Mở bài trực tiếp
B. Mở bài gián tiếp

Câu 14. Nói rõ cảm xúc trong mỗi câu cảm sau :
a. Trời, thật là kinh khủng!
...................................................
b. Ồ, bạn Dương thông minh quá!
................................................
c. A, mẹ đã về!
...................................................
Câu 15: Ghi vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp để đặt câu kể “Ai là gì ”:
………………………………………………..……………………………là người Hà Nội
………………………………………………..……………………………là người mẹ thứ hai của em.
Câu 16. Ông lão nghe xong, bảo rằng:
- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
Câu trên thuộc kiểu câu gì?
A. Câu kể
B. Câu khiến
C. Câu hỏi
Câu 17. Câu “ Người là Cha, là Bác, là Anh” có bộ phận vị ngữ:
A. là Anh
B. là Cha, là Bác, là Anh
C. Cha, Bác, Anh
Câu 18: Tìm chủ ngữ trong câu: Hồi ấy , ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là Lê.
Câu 19: Nghĩa của chữ hòa trong hòa ước giống nghĩa của chữ hòa nào dưới đây:
A. Hòa nhau
B. Hòa tan
C. Hòa bình
Câu 20 . Từ tiếng “ xanh” em hãy viết:
2 từ láy : .................................................
2 từ ghép : ..............................................
Câu 21 : Lập dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà ( chó, mèo, gà, .... )
Câu 22: a) Thế nào là tóm tắt tin tức?
b) Muốn tóm tắt một bản tin, em cần làm gì?
Câu 23: Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ ghép tổng hợp ?
a. Trái cây, xe máy, đường sữa, xe đạp, đường bộ.
b. Tươi ngon, nhà cửa, bát đũa, bàn ghế, tình nghĩa.
c. Tàu hoả, đường biển, ô tô,dưa hấu, máy bay.
Câu 24: Đoạn văn sau có mấy tính từ đó là những từ nào ?
A�c - boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hoà lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.
Câu 25: Xếp các từ có tiếng lạc cho trong ngoặc đơn thành 2 nhóm:
a. Những từ trong đó lạc có nghĩa là “ vui, mừng “.
b. Những từ trong đó lạc có nghĩa là “ rớt lại, sai “.
( lạc quan, lạc đề, lạc hậu, lạc thú, lạc điệu )
ÔN TẬP LÀM VĂN
I. Miêu tả cây cối
Đề bài gợi ý
1.Tả một cây có bóng mát.
2. Tả một cây ăn quả.
3. Tả một cây hoa.
4. Tả một luống rau hoặc vườn rau.
ÔN TẬP LÀM VĂN
I. Miêu tả con vật
Đề bài gợi ý
1.Tả hình dáng và hoạt động của một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.
2. Tả một con vật nuôi ở vườn thú.
ÔN CÁC BÀI TẬP ĐỌC
1. Đường đi Sa Pa ( SGK TV2 trang 102 )
2. Con chuồn chuồn nước ( SGK TV 2 trang 127 )
3. Ngắm trăng không đề ( SGK TV 2 trang 144 )
4. Dòng sông mặc áo ( SGK TV 2 trang 118 )
5. Ăng – co Vát ( SGK TV 2 trang 123)

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP
ĐẠT KẾT QUẢ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thái
Dung lượng: 582,23KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)