Đề cượng ôn tập Học kỳ I - Sinh 6

Chia sẻ bởi Ngô Thu | Ngày 23/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Đề cượng ôn tập Học kỳ I - Sinh 6 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO
Người thực hiện: Ngô Thu
CHÀO CÁC EM HỌC SINH
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
1. Đặc điểm của thực vật có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người:
A. Không di chuyển
B. Có phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
C. Tự tổng hợp được chất hữu cơ
D. Có thân cứng rắn
2. Trong những nhóm câu sau, nhóm nào toàn là cây có hoa:
A. Cây thông, cây vải, cây ổi
C. Cây chôm chôm, cây chuối, cây bưởi
B. Cây rêu, cây rau bợ, cây thông
D. Cây chuối, cây xoài, cây rêu
3. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của mọi cơ thể sống?
a. Trao đổi chất b. Tự tổng hợp chất hữu cơ
c. Lớn lên d. Sinh sản
MỞ ĐẦU SINH HỌC
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
1. Đóng vai trò điều khiển các hoạt động sống của tế bào là:
a. Tế bào chất. b. Không bào. c. Nhân. d. Dịch tế bào.
2. Tế bào ở bộ phận nào của cây có khả năng phân chia?
a. Mô che chở. b. Mô dẫn c. Mô tiết. d. Mô phân sinh ngọn.
3. Sự lớn lên và phân chia tế bào có ý nghĩa:
A. bảo vệ tế bào
B. giúp cây sinh trưởng và phát triển
C. giảm sự thoát hơi nước
D. giúp tế bào phát triển
4. Nhân tế bào có vai trò gì?
A. Làm tế bào có hình dạng nhất định
B. Chứa dịch tế bào
C. Điều khiển mọi hoạt động sống
D. Nơi diễn ra các hoạt động sống
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
5. Trong quá trình phân bào, thành phần của tế bào phân chia đầu tiên là:
A. Chất tế bào B. Không bào
C. Màng sinh chất D. Nhân tế bào
6. Nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào là:
A. Nhân tế bào B. Chất tế bào
C. Lục lạp D. Màng sinh chất
7. Từ một tế bào ban đầu, qua 3 lần phân bào liên tiếp sẽ tạo ra mấy tế bào con?
a. 3 b. 6 c. 8 d. 9
8. Trong các thành phần của tế bào, thành phần nào quan trọng nhất?
A. Màng sinh chất B. Vách tế bào C. Nhân D. Chất tế bào
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
9. Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào thực vật?
a. Giúp thực vật sinh trưởng và phát triển b. Làm cho thực vật duy trì nói giống
c. Làm cho thực vật lớn lên
d. Giúp thực vật phát triển nòi giống
10. Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật:
A. Nhân B. Màng sinh chất
C. Lục lạp D. Chất tế bào
11. Cấu trúc nào làm cho tế bào thực vật có hình dạng nhất định?
a. Vách tế bào b. Màng sinh chất
c. Lục lạp d. Nhân
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
1. Chức năng chính của miền hút là:
a. Dẫn truyền. b. Che chở cho đầu rễ.
c. Làm cho rễ dài ra. d. Hấp thụ nước và muối khoáng.
2. Cấu tạo của miền hút gồm 2 phần chính là:
a. Vỏ và ruột. b. Vỏ và trụ giữa.
c. Trụ giữa và thịt vỏ. d. Biểu bì và bó mạch.
3. Miền của rễ có chức năng làm cho rễ dài ra là:
a. Miền trưởng thành b. Miền sinh trưởng c. Miền hút d. Miền chóp rễ
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG II: RỄ
4. Chức năng của rễ giác mút
A. Lấy thức ăn từ cây chủ
B. Giúp cây lấy oxi trong không khí
C. Giúp cây leo lên
D. Chứa chất dự trữ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
5. Miền nào của rễ có chức năng dẫn truyền:
A. Miền trưởng thành B. Miền sinh trưởng
C. Miền hút D. Miền chóp rễ
6. Phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi chúng ra hoa vì?
a. Củ nhanh bị hư
b. Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ giảm nhiều.
c. Để cây ra hoa được.
d. Sau khi ra hoa chất lượng và khối lượng củ giảm.
7. Rễ gồm 2 loại rễ chính là:
A. Rễ cọc và rễ củ B. rễ chùm và rễ móc C. Rễ cọc và rễ chùm D. Rễ cọc và rễ thở
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG II: RỄ
8. Nhóm cây nào toàn là cây có rễ cọc?
A. Cây mít, cây ớt, cây lúa, cây ổi
B. Cây táo, cây bơ, cây xoài, cây ớt
C. Cây bưởi, cây hành, cây cà chua, cây cải
D. Cây dừa, cây lúa, cây ngô, cây táo
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG II: RỄ
8. Nhóm cây nào toàn là cây có rễ cọc ?
A. Cây mít, cây ớt, cây lúa, cây ổi B. Cây táo, cây bơ, cây xoài, cây ớt
C. Cây bưởi, cây hành, cây cà chua, cây cải D. Cây dừa, cây lúa, cây ngô, cây táo
9. Củ khoai lang là:
A. Thân củ B. Thân rễ
C. Rễ củ D. Thân dự trữ
10. Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng:
a. Lông hút b. Thịt vỏ
c. Biểu bì d. Vỏ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG II: RỄ
12. Nhóm toàn là cây có rễ chùm là:
a. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây cải.
b. Cây tre, cây lúa, cây ổi, cây tỏi
c. Cây mía, cây lúa, cây nhãn, cây xoài
d. Cây hành, cây tỏi, cây lúa, cây ngô
13. Loại rễ biến dạng chứa chất dự trữ cho cây là:
A. Rễ móc B. Giác mút
C. Rễ thở D. Rễ củ
11. Trong nhóm cây sau, nhóm cây nào toàn rễ cọc?
A. Cây xoài, cây dừa, cây đậu
B. Cây bưởi, cây cà chua, cây hành
C. Cây táo, cây mít, cây ổi
D. Cây dừa, cây hành, cây lúa
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
CHƯƠNG II: RỄ
14. Nối cột A và cột B cho phù hợp
d
c
e
b
a
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG II: RỄ
15. Những loại cây trồng lấy củ cần bón nhiều:
A. Muối lân B. Muối đạm
C. Muối Kali D. Muối lân và Kali
16. Những loại rau ăn lá, ăn thân cần bón nhiều:
A. Muối lân B. Muối đạm
C. Muối Kali D.Muối lân và Kali
17. Người ta thu hoạch cà rốt, củ cải:
A. Khi cây mọc xanh tốt
B. Trước khi cây ra hoa
C. Khi lá cây bắt đầu vàng úa.
D. Khi cây ra hoa, kết quả
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG III: THÂN
1. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây thân rễ?
a. Cây cỏ tranh, cây nghệ, cây gừng
b. Cây dong riềng, cây cải, cây gừng
c. Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ d. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt
2. Thân cây dài ra do đâu?
a. Sự lớn lên và phân chia tế bào. b. Mô phân sinh ngọn.
c. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. d. Chồi ngọn.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG III: THÂN
4. Tầng sinh trụ của cây trưởng thành nằm ở:
a. Nằm ở trong lớp thịt vỏ .
b. Nằm ở phần vỏ.
c. Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.
d. Nằm ở phần trụ giữa.
5. Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ:
a. Mạch rây b. Mạch gỗ.
c. Biểu bì d. Ruột
3. Theo vị trí của thân trên mặt đất: Thân được chia ra làm các loại sau:
a. Thân đứng, thân leo, thân bò.
b. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ.
c. Thân cột, thân gỗ, thân leo.
d. Thân quấn, tua cuốn, thân leo.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG III: THÂN
7. Ở thân cây mạch gỗ làm nhiệm vụ:
A. Vận chuyển nước và muối khoáng B. Vận chuyển chất hữu cơ
C. Giúp thân cây to ra
D. Giúp cây dài ra
8. Không nên bấm ngọn đối với:
A. Cây mồng tơi B. Cây rau muống C. Cây bạch đàn D. Cây bí đỏ
6. Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được vì trong tế bào của nó có:
a. Có nước. b. Có tinh bột.
c. Có chất tế bào. d. Có lục lạp chứa chất diệp lục.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG III: THÂN
10. Củ gừng do bộ phận nào của cây phát triển thành?
A. Thân B. Lá C. Rễ D. Hoa
11. Ở thân cây non mạch rây và mạch gỗ có đặc điểm:
A. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ
B. Mạch rây và mạch gỗ xếp lộn xộn
C. Mạch gỗ ở ngoài, mạch rây ở trong
D. Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong
9. Loại thân biến dạng chứa chất dự trữ cho cây là:
A. Thân mọng nước B. Thân củ
C. Thân rễ D. Thân củ và thân rễ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG III: THÂN
13. Cấu tạo trong của thân gồm:
A. Vỏ và ruột B. Trụ giữa và ruột C. Biểu bì và trụ giữa D. Vỏ và trụ giữa
14. Các chất nước và muối khoáng trong thân được vận chuyển nhờ vào:
A. Các bó mạch B. Mạch gỗ
C. Mạch rây D. Ruột
12. Mạch rây có chức năng:
a. Vận chuyển chất hữu cơ
b. Vận chuyển nước
c. Vận chuyển muối khoáng
d. Vận chuyển nước và muối khoáng
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
CHƯƠNG III: THÂN
15. Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A:
d
c
e
b
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG IV: LÁ
2. Khi đi trồng cây hoặc cấy lúa người ta cần tỉa bớt lá, cành để:
a. Giảm thoát hơi nước b. Cây giảm quang hợp
c. Giảm hút phân d. Cây nhận được nhiều ánh sáng
3. Lỗ khí có những chức năng gì?
a. Trao đổi khí b. Thoát hơi nước c. Thu nhận ánh sáng d. a và b đúng
1. Nguyên liệu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là:
a. Khí cacbonic và muối khoáng.
b. Khí ôxi và nước.
c. Nước và khí cacbonic.
d. Chất diệp lục và khí cacbonic.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG IV: LÁ
5. Thời gian cây xanh thực hiện quá trình hô hấp:
A. Trời tối B. Suốt ngày đêm C. Ban đêm D. Ngoài ánh sáng
6. Chức năng chủ yếu của thịt lá là:
A. Cho ánh sáng đi qua B. Trao đổi khí
C. Dự trữ các chất D. Chế tạo chất hữu cơ
4. Sự thoát hơi nước ở lá có ý nghĩa:
A. Giúp cho sự vận chuyển chất hữu cơ.
B. Giúp cho sự vận chuyển các chất.
C. Giúp cho sự vận chuyển nước và muối khoáng từ
rễ lên lá và làm cho lá khỏi bị đốt nóng.
D. Giúp cho cây phát triển nhanh.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG IV: LÁ
8. Chức năng chủ yếu của lá là:
a. Thoát hơi nước. b. Hô hấp.
C. Quang hợp. D. Cả a, b, c
9. Lỗ khí thường tập trung nhiều ở đâu?
A. Biểu bì B. Cuống lá C. Biểu bì mặt trên của lá D. Gân lá
7. Không có cây xanh thì không có sự sống vì:
a. Mọi sinh vật cần oxi để hô hấp do cây xanh nhả ra.
b. Mọi sinh vật cần chất hữu cơ và oxi do cây cung cấp.
c. Mọi sinh vật cần bóng mát.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG IV: LÁ
11. Bộ phận nào của cây có khả năng quang hợp?
A. Thân non B. Lá
C. Thân mọng nước D. Bộ phận có màu xanh
12. Tại sao trong trồng trọt, muốn thu hoạch cao thì phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng?
A. Giúp cây quang hợp tốt
B. Đủ không khí
C. Làm cho nhiệt độ không khí tăng cao
D. Khỏi bị sâu bệnh
10. Khi quang hợp cây xanh đã tạo ra:
A. Tinh bột và khí oxi
B. Tinh bột và khí cacbonic
C. Tinh bột, hơi nước & khí cacbonic
D. Tinh bột và hơi nước
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG IV: LÁ
14. Trong quá trình hô hấp lá cây lấy khí nào của không khí:
A. Khí oxi B. Khí Nitơ C. Khí cacbonic D. Khí hidrô
13. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, rộng và xếp so le nhau trên các mấu thân giúp lá:
a. Bảo vệ thân cây
b. Giúp lá trao đổi khí
c. Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng
d. Giúp lá thoát hơi nước
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG
2. Người ta thường trồng khoai lang bằng:
a. Bằng dây. b. Bằng lá.
c. bằng củ. d. Bằng rễ bên củ dây.
3. Nhóm cây nào dưới đây được nhân giống bằng cách giâm cành:
A. Khoai lang, mít, cam, bàng
B. Rau muống, sắn, mía ,rau ngót
C. Xoài, mận, hoa mai, rau muống
D. Rau ngót, chanh, ổi, cam
1. Hình thức sinh sản dưới đây không phải là sinh sản sinh dưỡng là:
a. Bằng lá. b. Bằng hạt.
c. Bằng thân bò. d. Bằng thân rễ.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG
5. Ở một số cây xanh, các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng có khả năng tạo thành cây mới là:
A. Thân rễ. B. Lá.
C. Rễ củ, thân bò. D. Rễ củ, thân bò, thân rễ, lá.
4. loại lá nào sau đây có khả năng sinh sản tự nhiên?
A. Lá rau má B. Khoai tây
C. Lá cây gừng D. Lá cây thuốc bỏng
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG VI: HOA
2. Hoa lưỡng tính là những hoa:
A. Có cả nhị và nhụy B. Không có cả nhị và nhụy
C. Chỉ có nhụy D. Chỉ có nhị
3. Bộ phận không phải là cơ quan sinh dưỡng của thực vật là:
A. Rễ B. Thân C. Hoa D. Lá
1. Hoa cái là những hoa:
A. Có cả nhị và nhụy B.Không có cả nhị và nhụy
C. Chỉ có nhụy D.Chỉ có nhị
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
CHƯƠNG VI: HOA
5. Trong các bộ phận của hoa, bộ phận nào có chức năng sinh sản chủ yếu?
A. Nhị và nhụy hoa B. Bao hoa, nhị hoa C. Tràng hoa, nhị hoa D. Đài hoa, tràng hoa
6. Căn cứ để phân chia các loại hoa là:
a. Số lượng cánh hoa
b. Bộ phận sinh sản và cách xếp hoa trên cây
c. Dựa vào loại cây
d. Màu sắc hoa
4. Hoa đơn tính là hoa:
a. Chỉ có nhị c. Chỉ có nhị hoặc nhụy
b. Chỉ có nhụy d. Có cả nhụy và nhụy trên cùng 1 hoa
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG VI: TẾ BÀO THỰC VẬT
1. Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? Sự lớn lên và sự phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
- Quá trình phân bào:
+ Đầu tiên hình thành 2 nhân.
+ Sau đó chất tế bào phân chia.
+ Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
- Sự lớn lên và sự phân chia tế bào có ý nghĩa: Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.
2. Vẽ và chú thích sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
- Vẽ đúng, đẹp
- Chú thích đầy đủ, đúng
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG VI: TẾ BÀO THỰC VẬT
3. Tế bào thực vật có những thành phần chủ yếu nào? Chức năng của mỗi thành phần?
Cấu tạo và chức năng của tế bào thực vật
- Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định
- Màng sinh chất bao bọc bên ngoài chất tế bào - Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp …
- Nhân thường chì có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt sống của tế bào
- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG VI: TẾ BÀO THỰC VẬT
4. Hãy cho biết thực vật có những đặc điểm gì chung?
- Đặc điểm chung của thực vật
+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
+ Phần lớn không có khả năng di chuyển.
+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
5 Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Ý nghĩa sự phân chia và lớn lên của tế bào thực vật là gì?
- Tế bào ở những mô phân sinh có khả năng phân chia
- Nhờ có sự phân chia và lớn lên của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG II: RỄ
1. Rễ gồm có mấy miền? Chức năng của mỗi miền?
- Rễ gồm có 4 miền: Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ.
- Chức năng của mỗi miền:
+ Miền trưởng thành: dẫn truyền
+ Miền hút có các lông hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG II: RỄ
2. Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây?
- Bộ phận của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng là Lông hút.
- Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây: Nước và muối khoáng từ đất ----> lông hút ----> vỏ rễ ---> mạch gỗ ----> các phận của cây.
3. Trình bày chức năng của miền hút? Vì sao rễ cây thường lan rộng và ăn sâu
- Miền hút có chức năng chủ yếu hút nước và muối khoáng hòa tan
- Rễ cây thường lan rộng và ăn sâu vì: Để lấy được nhiều nước và muối khoáng từ lớp đất rộng và dưới sâu .
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG II: RỄ
4. Vẽ và chú thích sơ đồ chung cấu tạo miền hút của rễ.
- Vẽ đúng, đẹp
- Chú thích đầy đủ, đúng
5. Cày, cuốc, xới đất có lợi gì?
Cày, cuốc, xới, có lợi:
- Khi đất bị chặt, chắc nịch thì các rễ con khó luồn lách vào, hạn chế khả năng giữ không khí và nước của đất.
- Khi cày, cuốc, xới đất làm cho hạt đất nhỏ, tơi ra giúp cho rễ con và lông hút lách vào dễ dàng, làm cho đất giữ được không khí và nước.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG II: RỄ
6. Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. Ví dụ?
+ Rễ củ, chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả.
+ Rễ móc, bám vào trụ giúp cây leo lên.
+ Rễ thở lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất bị thiếu không khí.
+ Giác mút, lấy thức ăn từ cây chủ.
7. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
- Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì khi cây ra hoa tạo quả cần nhiều chất dinh dưỡng, sẽ sử dụng chất hữu cơ dự trữ trong rễ củ vì vậy củ nhỏ, teo, xốp, khối lượng và chất lượng giảm.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG II: RỄ
8. Miền hút của rễ gồm những bộ phận nào ? Chức năng chính từng bộ phận?
Miền hút của rễ gồm những bộ phận và chức năng chính từng bộ phận
Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa
+ Vỏ:
- Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong, có lông hút hút nước và muối khoáng
- Thịt vỏ: chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
+ Trụ giữa:
- Bó mạch: + Mạch rây: chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây;
+ Mạch gỗ: chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá
- Ruột: Chứa chất dự trữ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG II: RỄ
9. Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Mỗi loại rễ cho một ví dụ minh họa?
- Rễ cọc: gồm một rễ cái to khỏe đâm sâu xuống đất.
VD: cây bòng, cây cải, cây chanh,
- Rễ chùm: nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân.
VD: cây lúa, ngô, hành, tỏi, mía…
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG III: THÂN
1. Thân dài ra do đâu? Làm thí nghiệm như thế nào để biết được điều đó?
- Thân dài ra do sự phân chia của tế bào mô phân sinh ngọn
- Thí nghiệm để biết được thân dài ra:
+ Dùng 2 cây đậu bằng nhau trồng vào 2 chậu
+ Một chậu cây ngắt ngọn, 1 chậu cây không ngắt ngọn
+ Sau 3 – 4 ngày, dùng thước đo, so sánh chiều cao 2 cây đó.
+ Kết luận thân dài ra do phần ngọn (tế bào mô phân sinh ngọn)
2. Vẽ và chú thích sơ đồ chung cấu tạo thân cây.
- Vẽ đúng, đẹp
- Chú thích đầy đủ, đúng
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG III: THÂN
3. Thân non gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của các bộ phận?
Cấu tạo trong của thân non và chức năng của các bộ phận:
* Vỏ
- Biểu bì:  bảo vệ các phần bên trong
- Thịt vỏ:  dự trữ và quang hợp
* Trụ giữa
- Các bó mạch
+ Mạch rây: ở ngoài, vận chuyển chất hữu cơ
+ Mạch gỗ: ở trong, vận chuyển nước và muối khoáng
- Ruột: chứa chất dự trữ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG III: THÂN
5. Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận nước và muối khoáng?
- Cắt 2 cành hoa màu trắng trong nước và cắm vào 2 cốc: cốc A nước có pha màu đỏ, cốc B nước trong không màu. Để ra chỗ thoáng.
- Sau một thời gian ta thấy màu sắc cánh hoa ở cốc nước A có pha màu đỏ chuyển sang màu đỏ. Cánh hoa ở cốc nước B không chuyển màu.
- Cắt ngang cành hoa đã nhuộm màu, dùng kính lúp quan sát ta thấy mạch gỗ đã nhuộm màu đỏ.
Kết luận: Mạch gỗ của thân vận nước và muối khoáng
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG III: THÂN
6. Trình bày thí nghiệm chứng minh sự dài ra của thân non?
Thí nghiệm chứng minh thân dài ra của thân non
- Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi cây ra lá thật thứ nhất.
- Chọn 6 cây đậu cao bằng nhau. Ngắt ngọn 3 cây (ngắt từ đoạn có 2 lá thật)
- Sau 3 ngày đo lại chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn.
- Kết quả: Chiều cao của cây ngắt ngọn thấp hơn cây không ngắt ngọn.
- Kết luận: Thân dài ra do phần ngọn.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG III: THÂN
7. So sánh câú tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ?
* Những điểm giống nhau giữa cấu tạo trong của rễ và thân:
+ Có cấu tạo bằng tế bào.
+ Gồm các bộ phận: Vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột).
* Những điểm khác nhau:
- Rễ: + Biểu bì có lông hút
+ Bó mạch có mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ
- Thân: + Biểu bì không có lông hút
+ Bó mạch có mạch gỗ và mạch rây xếp thành 1 vòng tròn (mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong)
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG III: THÂN
8. Cây xương rồng có những đặc điểm gì thích nghi với môi trường sống khô hạn?
Cây xương rồng có những đặc điểm thích nghi với môi trường sống khô hạn:
- Thân mọng nước: dự trữ nước
- Lá có dạng gai nhọn: giảm sự thoát hơi nước
9. Trình bày cấu tạo ngoài của thân? Giải thích tại sao những cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành, những cây ăn quả thường bấm ngọn?
- Cấu tạo ngoài của thân
+ Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
+ Chồi nách có 2 loại là chồi hoa và chồi lá.
+ Chồi hoa mang các mầm hoa sẽ phát triển thành hoa.
+ Chồi lá mang mầm lá sẽ phát triển thành cành mang lá.
- Những cây lấy gỗ thường tỉa cành vì: Tỉa cành để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân để thân phát triển cho cây cao lên giúp ta thu hoạch gỗ và vỏ cây.
- Những cây lấy quả thường bấm ngọn vì: Khi bấm ngọn cây không lên cao, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển đem lại năng suất cao.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG III: THÂN
10. Nêu các loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây? Cho ví dụ?
Các loại thân biến dạng và chức năng của chúng:
+ Thân củ: dự trữ chất dinh dưỡng, ví dụ: củ khoai tây, củ su hào.
+ Thân rễ: dự trữ chất dinh dưỡng, ví dụ: củ rừng, củ dong ta.
+ Thân mọng nước: dự trữ nước và quang hợp, ví dụ: cây xương rồng.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG III: THÂN
11. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ:
Bấm ngọn, tỉa cành có tác dụng tăng năng suất cây trồng khi thu hoạch.
- Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn trước khi ra hoa. Ví dụ: cây mồng tơi, mướp, bầu, bí, cà phê, các loại đậu……
- Cây lấy gỗ (bạch đàn,lim…), cây lấy sợi (gai, đay) người ta hường tỉa cành xấu, cành sâu bệnh để tập trung chất dinh dưỡng phát triển chiều cao.
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
TỰ LUẬN: CHƯƠNG IV: LÁ
1. Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp. Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì trong thiên nhiên và đời sống con người
- Quang hợp là quá trình cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước và khí cabonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí oxi.
Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp

Nước + Khí cácbônic Tinh bột + Khí ôxi

- Ý nghĩa: Các chất hữu cơ và khí ôxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên trái đất kể cả con người.
ánh sáng
chất diệp lục
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
2. Hô hấp là gì? Viết sơ đồ hô hấp? So sánh quang hợp và hô hấp? Giải thích vì sao cần làm đất tơi xốp cho cây trồng?
- Định nghĩa hô hấp:
Sơ đồ:
Chất hữu cơ + O2 Năng lượng + CO2 + Hơi nước
- So sánh:
+ Quang hợp: hút CO2, thải O2, xảy ra ban ngày.
+ Hô hấp: hút O2, thải CO2, xảy ra cả ngày lẫn đêm.
- Cần làm đất tơi xốp cho cây trồng vì: Làm đất tơi xốp, đất sẽ thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và muối khoáng mạnh mẽ, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt
TỰ LUẬN: CHƯƠNG IV: LÁ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
3. Lá cây cần những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu?
- Lá cây cần khí cacbonic (lá lấy từ không khí) và nước (rễ lấy từ đất) để chế tạo tinh bột.
4. Ngoài tinh bột, lá cây còn tạo ra các sản phẩm hữu cơ nào khác? Vì sao nói: “Không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất”?
- Từ tinh bột cùng với muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây.
- “Không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất” Vì cây xanh đã quang hợp tạo ra chất hữu cơ và khí ôxy cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên trái đất kể cả con người.
TỰ LUẬN: CHƯƠNG IV: LÁ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
5. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
Khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong vì:
+ Cá khi hô hấp sẽ hút khí ôxi trong bể kính, làm lượng khí ôxi trong bể giảm và lượng khí cacbonic tăng lên
+ Cho rong vào bể kính để rong quang hợp tạo thêm khí ôxi và hút bớt khí cacbonic trong nước giúp cá phát triển bình thường.
TỰ LUẬN: CHƯƠNG IV: LÁ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
6. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
- Ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa. Vì ban đêm không có ánh sáng cây xanh sẽ hô hấp hút hết khí ôxy thải ra nhiều khí cácbônic làm cho con người thiếu ôxy để thở dễ bị ngạt khí rất nguy hiểm có thể tử vong.
TỰ LUẬN: CHƯƠNG IV: LÁ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
7. Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng khí cacbonic trong quá trình chế tạo tinh bột?
Thí nghiệm lá cây sử dụng khí cacbonic trong quá trình chế tạo tinh bột.
+ Đặt hai chậu cây vào chổ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá tiêu hết.
+ Sau đó đặt mỗi chậu cây lên tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây.
+ Trong chuông A cho thêm cốc nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí Cácboníc của không khí trong chuông.
+ Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chổ nắng, sau khoảng 6h, ngắt lá của mỗi cây đưa vào dung dịch cồn đun sôi để phá hủy chất diệp lục, sau đó thử tinh bột bằng dung dịch iốt loãng. Lá của chuông A có màu vàng nhạt, lá của chuông B có màu xanh tím.
TỰ LUẬN: CHƯƠNG IV: LÁ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
8. Vì sao việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiểm không khí
- Việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiễm không khí.Vì cây xanh nhờ quá trình quang hợp hút khí các-bô-níc nhã ra khí ô-xy làm cho không khí trong lành.vì vậy chúng ta phải tích cực trồng và bảo vệ cây xanh.
9. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
- Ở nhiều loại lá mặt trên có sẫm hơn mặt dưới vì: các tế bào thịt lá phía trên có nhiều lục lạp hơn. Đặc điểm này có ở phần lớn những lá mọc theo chiều nằm ngang.
TỰ LUẬN: CHƯƠNG IV: LÁ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
10. Hãy mô tả thí nghiệm chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá?
- Thí nghiệm nhóm Dũng – Tú:
+ Trồng 2 cây đậu vào 2 chậu cho bén rễ. Chậu A cắt hết lá, chậu B không cắt lá.
+ Lấy bọc nilông trùm kín 2 cây. Để sau 1 giờ ta thấy chậu A bọc nilông trong, chậu B bọc nilông mờ.
+ Chứng tỏ cây ở chậu B có lá đã nhả hơi nước, chậu A không thoát hơi nước.
+ Kết luận: Lá cây đã nhả hơi nước ra ngoài.
TỰ LUẬN: CHƯƠNG IV: LÁ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
11. Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của mỗi loại là gì?
- Lá biến dạng gồm: lá biến thành tua cuốn, lá biến thành tay móc, lá vảy, lá biến thành gai, lá dự trữ, lá bắt mồi
- Chức năng:
+ Lá biến thành gai (cây xương rồng) giúp cây giảm sự thoát hơi nước, sống được nơi khô hạn.
+ Lá biến thành cơ quan bắt mồi (cây nắp ấm)
+ Lá biến thành tua cuốn, tay móc giúp cây leo lên (cây mây, cây đậu Hà lan)
+ Lá dự trữ chất dinh dưỡng (củ hành)
TỰ LUẬN: CHƯƠNG IV: LÁ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
11. Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của mỗi loại là gì?
- Lá biến dạng gồm: lá biến thành tua cuốn, lá biến thành tay móc, lá vảy, lá biến thành gai, lá dự trữ, lá bắt mồi
- Chức năng:
+ Lá biến thành gai (cây xương rồng) giúp cây giảm sự thoát hơi nước, sống được nơi khô hạn.
+ Lá biến thành cơ quan bắt mồi (cây nắp ấm)
+ Lá biến thành tua cuốn, tay móc giúp cây leo lên (cây mây, cây đậu Hà lan)
+ Lá dự trữ chất dinh dưỡng (củ hành)
TỰ LUẬN: CHƯƠNG IV: LÁ
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
1. Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Cây xanh có các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào? Cho ví dụ.
- Sinh sản sinh dưỡng là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) sẽ hình thành một cây mới giống cây mẹ.
- Các hình thức sinh sản: Thân bò, Thân rễ, Rễ củ, Lá 
- Ví dụ: + Thân bò: Rau má
+ Thân rễ: Nghệ
+ Rễ củ: khoai lang
+ Lá: cây thuốc bỏng
TỰ LUẬN: CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG
2. Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm thế nào?
- 3 cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ: cỏ gấu, cỏ tranh, lau, sậy …
- Muốn diệt cỏ dại người ta phải diệt tận gốc nhổ bỏ và đào cả thân rễ lên phơi khô rồi đôt
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
1. Trình bày cấu tạo và chức năng của hoa?
- Mỗi hoa thường có các bộ phận chính: Đài, tràng, nhị và nhuỵ. Hoa còn có cuống và đế.
- Nhị: + Chỉ nhị
+ Bao phấn chứa hạt phấn
- Nhuỵ: + Đầu nhuỵ
+ Vòi nhuỵ
+ Bầu nhuỵ chứa noãn
- Đài thường có màu xanh, tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc khác nhau tùy loại: Họp thành bao hoa, chức năng che chở bảo vệ cho nhị và nhuỵ
- Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực, nhuỵ có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.
- Nhị và nhuỵ là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
TỰ LUẬN: CHƯƠNG V: HOA
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
2. Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? Cho ví dụ hoa đơn tính, hoa lưỡng tính?
Hoa đơn tính: Chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái.
VD: hoa mướp, hoa bầu, hoa, bí, dưa chuột…
Hoa lưỡng tính: Có đủ nhị, nhụy trên một hoa
VD: Hoa khoai tây, hoa cải, hoa bưởi…
TỰ LUẬN: CHƯƠNG V: HOA
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
3. Thụ phấn là gì? Thế nào là hoa tự thụ phấn? Thế nào là hoa giao phấn?
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
- Hoa tự thụ phấn:
+ Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó.
+ Xảy ra ở hoa lưỡng tính khi nhị và nhuỵ chín cùng lúc.
- Hoa giao phấn:
+ Là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác.
+ Xảy ra ở hoa đơn tính và hoa lưỡng tính khi nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc.
TỰ LUẬN: CHƯƠNG V: HOA
ÔN TẬP – HỌC KỲ I
4. Hoa thụ phần nhờ sâu bọ có đặc điểm gì?
- Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhuỵ có chất dính
TỰ LUẬN: CHƯƠNG V: HOA
5. Hoa tự thụ phấn khác với hoa giao phấn ở điểm nào?
Hoa tự thụ phấn
Hoa giao phấn
- Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
- Loại hoa: lưỡng tính.
- Thời gian chín của nhị so với nhụy: đồng thời.
- Là hoa có hạt phấn được chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
- Loại hoa: đơn tính, lưỡng tính.
- Thời gian chín của nhị so với nhụy: trước hoặc sau.
Chào tạm biệt
Chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ
Chúc các em học sinh chăm ngoan học giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)