ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 7

Chia sẻ bởi Vũ Thị Tươi | Ngày 16/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 7
I. Cấu tạo trong của ếch đồng
1. Bộ xương
Bộ xương ếch gồm:
+ Xương đầu
+ Xương đai (đai vai, đai hông)
+ Xương chi (chi trước, chi sau)
Chức năng của bộ xương:
+ Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể
+ Là chỗ bám cho các cơ giúp cho sự di chuyển của ếch
+ Tạo thành các khoang bảo vệ não, tủy và các nội quan
2. Da và các nội quan
Da: Ếch có da trần, trơn và ẩm ướt, mặt trong có nhiều mạch máy giúp cho sự trao đổi khí của ếch.
Các nội quan:
Hệ tiêu hóa: Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi; có dạ dày lớn, ruột ngắn, gan – mật lớn, có tuyến tụy
Hệ hô hấp: Xuất hiện phổi nhưng cấu tạo còn đơn giản. Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng; Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp.
Hệ tuần hoàn: Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim 3 ngăn nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Hệ bài tiết: Thật vẫn là thận giữa giống cá, có ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái lớn trước khi thải ra ngoài qua lỗ huyệt.
Hệ thần kinh: Não trước, thùy thị giác phát triển; tiểu não kém phát triển; hành tủy, tủy sống
Hệ sinh dục: Ếch đực không có cơ quan giao phối; Ếch cái đẻ trứng, thụ tinh ngoài
II. Thỏ (Bài 46)
1. Đời sống
Đời sống
Thỏ hoang sống ven rừng, trong bụi rậm, đào hang, ẩn náu trong hang, bụi rậm hay chạy nhanh bằng 2 chân sau khi bị săn đuổi để lẩn trốn kẻ thù.
Thỏ ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, thường kiếm ăn vào buổi chiều hay ban đêm.
Thỏ là động vật hằng nhiệt.
Sinh sản:
Thỏ được có cơ quan giao phối
Thu tinh trong
Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ
Thỏ có nhau thai đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vàonên được gọi là hiện tượng thai sinh
Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày. Trước khi đẻ thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và quanh vú để lót ổ
Thỏ con mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt. được bú sữa mẹ
2. Cấu tạo ngoài và di chuyển
Cấu tạo ngoài:
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sực thích nghi

Bộ lông
Bộ lông mao dày, xốp
Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể

Chi (có vuốt)
Chi trước ngắn
Cầm nắm thức ăn và dào hang


Chi sau dài, khỏe
Bật nhảy xa và giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi

Giác quan
Mũi thính và lông xúc giác nhạy cảm
Phối hợp cùng với khứu giác thăm dò thức ăn hoặc môi trường


Tai rất thính có vành tai lớn cử động được theo nhiều phía
Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù


Mắt có mi cử động, có lông mi
Giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô, bảo vệ cho mắt khi thỏ trốn trong bụi rậm

Di chuyển: Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau
III. Biện pháp đấu tranh sinh học (Bài 59)
Khái niệm
Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt các thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.
Các biện pháp đấu tranh sinh học
Sử dụng thiên địch
Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
VD: Ở từng địa phương đều có những thiên địch gần gũi với con người như: Mèo diệt chuột, gia cầm diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian,…
Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại
VD: Bướm đên Achentina đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra, ăn cây xương rồng; Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám, ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.
Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây bệnh
VD: Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bênh cho thỏ. Nhưng 10 năm chỉ với 1% số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta phải dùng vi khoản Calixi thì thảm họa về thỏ mới cơ bản được giải quyết
Gây vô sinh diệt động vật gây hại:
VD: Ở Nam Mĩ, để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.

Ưu điểm và hạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Tươi
Dung lượng: 75,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)