ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 7

Chia sẻ bởi Vũ Thị Tươi | Ngày 16/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 7
Câu 1: Thời gian, căn cứ, lãnh đạo của cuộc KN Lam Sơn?
Trả lời:
Thời gian: 1418
Căn cứ: Lam Sơn (Thanh Hóa)
Lãnh đạo: Lê Lợi, Nguyễn Trãi
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm giành lại đôc lập tự do cho đất nước; toàn dân đoàn kết chiến đấu.
+ Tất cả các tầng lợi nhân dân đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến
+ Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
Ý nghĩa lịch sử:
+ Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh
+ Mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.
Câu 3: Những thành tựu văn hóa – giáo dục thời Lê sơ?
Trả lời:
Giáo dục: thịnh vượng, phát triển
Dựng lại Quốc tử giám, mở thêm trường học công
Đa số nhân dân đều được đi học, đi thi
Thi cử được tổ chức quy củ, chặt chẽ, tổ chức được nhiều khoa thi, tuyển chọn được nhiều nhân tài
Văn hóa:
Văn học:
+ Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế
+ Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng
+ Nội dung: yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất dân tộc
Khoa học: phát triển và đạt nhiều thành tựu
+ Sử học: Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
+ Địa lí học: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí,…
+ Y học: Bản thảo thực vật toát yếu
+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp
Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật sân khấu: được phục hồi nhanh chóng và phát triển
+ Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: phong cách đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện, tinh tế, biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa)
Câu 4: Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên?
Trả lời:
Quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên là do:
Đánh đuổi được giặc ngoại xâm; đất nước hòa bình, ổn định
Được nhà nước quan tâm; chính sách đúng đắn, sáng tạo
Tinh thần hiếu học của nhân dân ta
Tổ chức thi cử quy củ, chặt chẽ
Tác động của tình hình kinh tế, chính trị…
Có sự đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc
Câu 5: Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI – XVII?
Trả lời:
Chính trị:
Triều đình Nhà Lê bắt đầu suy thoái.
Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém
Nội bộ chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lực
Đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm
Xã hội:
Quan lại ra sức đàn áp, bóc lột nhân dân
Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn
Mâu thuẫn xã hội giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến ngày càng gay gắt
Khởi nghĩa nông dân bùng nổ
Diễn biến các cuộc khởi nghĩa
+ Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511): Hoạt động ở Tây Sơn (Hà Nội)
+ Khời nghĩa Trần Cảo (1516): ở Đông Triều (quãng Ninh)
+ Khởi nghĩa Phùng Chương (1515): vùng núi Tam Đảo
+ Khởi nghĩa Lê Hy (1512): Nghệ An sau đó phát triển ra Thanh Hóa
Câu 6: Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến (Thế kỉ XVI – XVII)
Trả lời:
Chiến tranh phong kiến đã gây ra nhiều tai họa cho nhân dân:
Nạn đói liên tiếp xảy ra
Hàng vạn người bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính, đi phu; chế độ binh dịch càng đè nặng lên đời sống nhân dân
Mùa màng bị tàn phá nặng nề
Đồng ruộng bỏ hoang, bệnh dịch hoành hành
Nhân dân đói khổ phiêu bạt, gia đình tan tác vào Nam ra Bắc…
Đất nước bị chia cắt
Câu 7: Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn (1771 – 1789)
Trả lời:
Thời gian
Sự kiện

Năm 1771
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ


Tây Sơn tạm hòa hoãn với quân Trịnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Tươi
Dung lượng: 93,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)