Đề cương ôn tập học kì I

Chia sẻ bởi Yami Nguyen | Ngày 17/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Đề cương ôn tập học kì I
Tiếng việt
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
A. Tóm tắt lý thuyết
Từ là một đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
I.Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng (VD: sách, bút, điện, trăng...)
II. Từ Phức là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại thành một ý nghĩa chung.
VD: Sông núi, sách vở, xe đạp, bạn học. Từ phức chia thành hai loại: từ ghép và từ láy
1. Từ ghép: là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa
VD: Núi sông, đổi thay, mạnh khoẻ, quần áo, nhà cửa....
2. Từ láy: là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm
VD: Đẹp đẽ (tiếng gốc là “đẹp”, tiếng láy là “đẽ ”); lướng vướng (tiếng gốc là “vướng”, tiếng láy là “lướng”.)

NGHĨA CỦA TỪ
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
I. Nghĩa của từ:
1. Nghĩa của từ là nội dung (quan hệ, sự vật, tính chất, hoạt động…) mà từ biểu thị. Học từ, quan trọng nhất là tìm hiểu nghĩa của từ.
2. Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách như sau:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoăc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Nghĩa của từ chỉ có thể được hiểu đúng khi người nói, người viết dùng từ đúng âm, đúng chính tả. Do đó, khi nói, khi viết phải dùng từ đúng âm, đúng chính tả để người nghe, người đọc hiểu đúng nghĩa của từ.
II. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1.Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
2. Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong một từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
+ Nghĩa gốc của từ là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để sinh ra các nghĩa khác. Loại nghĩa này được nói đến đầu tiên trong từ điển và có thể nhận biết được ngay khi ta tách các từ khỏi văn cảnh
+ Nghĩa chuyển của từ là nghĩa được sinh ra từ nghĩa gốc; loại nghĩa này chỉ thấy rõ khi đặt từ ở trong văn cảnh.
- Trong câu cụ thể từ thường được dùng với một nghĩa nhất định. Muốn hiểu nghĩa của từ ở trong câu phải liên hệ từ đó với nghĩa chung của toàn câu
VD: - Chúng ta nên cầm bút bằng tay phải. (tay có nghĩa là bộ phận phía trên của cơ thể người)
Tay làm hàm nhai. (tay có nghĩa chuyển là biểu tượng của lao động cụ thể của con người)
VD: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy -> Nghĩa gốc chỉ sự di chuyển bằng chân
Van nợ lắm khi trào nước mắt
Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi
Chạy -> Nghĩa là chỉ sự lo toan tính toán
VD: Xuân: (danh từ) => Mùa đầu tiên của một năm, từ tháng giêng đến tháng 3. Từ “xuân”có một số nghĩa chuyển sau:
- Chỉ một năm: Ba xuân đã trôi qua.
- Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ: tuổi xuân, sức xuân: Một năm một tuổi như đuổi xuân đi...
- Cuộc sống mới tươi đẹp: Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội

CÁC LỚP TỪ VỰNG: TỪ THUẦN VIỆT, TỪ MƯỢN
I. Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.
II. Từ mượn: Là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biệu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm…mà Tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị
- Trong lớp từ mượn, bộ phận quan trọng nhất, đó là những từ mượn tiếng Hán, có cách phát âm được Việt hóa, và truyền qua nhiều đời, nên người Việt dùng khá quen thuộc. Bên cạnh đó, Tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga…
- Từ mượn góp phần làm cho tiếng Việt thêm giàu đẹp, tinh tế.
+ Bổ sung cho từ vựng tiếng Việt là : Vật lí, tốt nghiệp, xi măng…. ( những từ này không có từ thuần việt tương đương)
+ Tăng khả năng biểu đạt tinh tế: Cùng với từ “chết” (thuần việt: sắc thái trung hoà) có từ “hi sinh” (từ mượn: sắc thái trang trọng) : khác nhau về biểu cảm.
- Không phải tất cả những từ nước ngoài xuất hiện trên sách báo đều là từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Yami Nguyen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)