Đề cương ôn tập học kì 2 môn sinh 12

Chia sẻ bởi Tu Nguyen Ngoc | Ngày 26/04/2019 | 210

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 2 môn sinh 12 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT VŨ LỄ
TỔ: SINH – HÓA – TD – NN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 12 HỌC KỲ 2


Câu 1: Phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các kiểu gen giúp sinh vật thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc, giữ lại những biến dị có lợi.
Câu 2. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C.bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 3.Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo. B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể.
Câu 4: cho các tập hợp các cá thể sau:
1. Cỏ dại trong vườn. 2. Rừng Hồi ở Văn Quan. 3. Cá trong đập Tam Hoa
4. Đàn chim sẻ trong rừng 5. Đôi chim bồ câu
Tập hợp sinh vật nào là quần thể sinh vật?
A. 1, 2, 3. B. 2, 4. C. 2, 4, 5 D. 3, 4, 5.
Câu 5: Tiến hoá lớn là quá trình
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 6: Một số loài thực vật có hiện tượng cụp lá vào ban đêm có tác dụng:
A.hạn chế sự thoát hơi nước B.tăng cường tích lũy chất hữu cơ
C.giảm tiếp xúc với môi trường D.tránh sự phá hoại củ sâu bọ.
Câu 7. Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là:
A.diễn thế nguyên sinh B.diễn thế thứ sinh C.diễn thế phân huỷ D.biến đổi tiếp theo
Câu 8: Có các loại môi trường phổ biến là:
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Câu 9: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:
A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.
C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.
D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
Câu 10. Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành những nhóm nào?
A. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày. B. Nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.
C. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.
D. Nhóm động vật ưa hoạt động vào lúc chiều tối.
Câu 11. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cây cỏ ven bờ B. Đàn cá rô trong ao. C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh D. Cây trong vườn
Câu 12: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n
A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST. B. không thể giao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tu Nguyen Ngoc
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)