DE CUONG ON TAP HKII - DIA 7

Chia sẻ bởi Hà Tấn Lực | Ngày 16/10/2018 | 87

Chia sẻ tài liệu: DE CUONG ON TAP HKII - DIA 7 thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN : ĐỊA LÍ 7
I./ CHÂU MĨ
1.So sánh điểm giống và khác nhau của địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ
- Giống: Sắp xếp cấu trúc địa hình tương đối giống nhau.
- Khác: Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông trong khi ở Nam Mĩ là các cao nguyên. Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyênchiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở Nam Mĩ hệ thống An-đet cao, đồ sộ hơn nhưng chiếm một tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ,ở giữa làđồng bằng…
2. Vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn:
- Là lá phổi xanh của thế giới
- Nguồn dự trữ sinh vật quý giá.
- Nguồn dự trữ nước để điều hòa khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu.
- Với diện tích rộng, đất đai màu mở, mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.... có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.
3.So sánh quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ so với quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ.
- Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.
- Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ phát triển nhanh trong khi nền kinh tế chưa phát triển dẫn đến nhều hậu quả nghiêm trọng.

II./CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Đặc điểm địa hình
- Châu Đại Dương bao gồm : Lục địa Ô-xtrây-li-a và các quần đảo : Mêlanêdiêng, Pôlinêdiêng, Micrônêdiêng và Niudilen
2.Đặc điểm dân cư
- Dân số ít : 31 triệu người
- Mật độ trung bình thấp dưới 3,6 người/km2
- Phân bố không đồng đều
+ Đông nhất: Đông và Đông Nam Ô-xtrây-Li-a, Niu-Di-Len.
+ Thưa : Các đảo
- Tỉ lệ dân thành thị cao trung bình 69% (2001)
- Thành phần dân cư: Chủ yếu là người nhập cư, có sự đa dạng về ngôn nghữ và văn hóa.
+ Người bản địa: (20% ) Người Ô-xtrâ-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a.Người Pô-Li-Nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương và người Mê-La-Nê-diêng sống trên các đảo Tây Thái Bình Dương.
+ Người nhập cư: (80%) Người gốc Âu (đông nhất), người gốc Á
3.Các đảo và quần đảo của Châu Đại Dương được gọi là “Thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương.
- Phần lớn các đảo và quần đảo của Châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào hướng gió và hướng núi.
- Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành “Thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương.

III./CHÂU NAM CỰC
Đặc điểm khí hậu
- Khí hậu rất khắc nghiệt, giá lạnh nhiệt độ quanh năm < 00C, bị băng tuyết bao phủ quanh năm.Có nhiều bão nhất trên thế giới với tốc độ gió thường trên 60km/giờ.
- Do khí hậu khắc nghiệt vì vậy không có con người sinh sống thường xuyên ở nơi đây.
2. Vấn đề băng tan
- Mực nước biển dâng cao làm cho diện tích lục địa trên Trái Đất bị thu hẹp lại, đe dọa cuộc sống của người dân ở các vùng thấp, trên các đảo hoặc ở các vùng ven biển.
- Nguy cơ chủng của nhiều loài động thực vật trước giờ chỉ quen sống trong lạnh giá.

IV. CHÂU ÂU
* TỰ NHIÊN
1. Đặc điểm cơ bản
- Tự nhiên châu Âu có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Địa hình: chủ yếu là đồng bằng chiếm 2/3 diện tích. Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh.
+ Khí hậu: Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. Quan trọng nhất có 3 con sông lớn: Von ga, Đa-nuýp và Rai-nơ
+ Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa ( do vị trí gần biển, xa biển và theo vĩ độ )
2. Vì sao Châu Âu là châu lục không có hoang mạc
- Châu Âu là châu lục không có hoang mạc phát triển vì:
+ Do bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền.
+
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Tấn Lực
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)