Đề cương ôn tập HKI - Sử 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hải | Ngày 11/05/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập HKI - Sử 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TH- THCS GIA BẮC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 7
NĂM HỌC 2009 -2010
LÝ THUYẾT :
CẦN CỦNG CỐ VÀ ÔN TẬP MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CƠ BẢN - TRỌNG TÂM SAU:
Về kiến thức:
- Lịch sử thế giới trung đại :
+ Xã hội phong kiến châu Âu : sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu ; sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; phong trào Văn hóa Phục hưng.
+ Xã hội phong kiến phương Đông ( sự hình thành, phát triển và suy yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á).
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX:
+ Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ( Biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền ; Nhà Đinh dẹp “loạn 12sứ quân” và xây dựng đất nước ; Lê Hoàn xây dựng chính quyền và tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất) – thế kỉ X.
+ Nước Đại Việt thời Lý ( Sự thành lập, Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long ; Những thành tựu giáo dục ,văn hóa tiêu biểu; Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống từ 1075 đến 1077 ) - thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XIII.
+ Nước Đại Việt thời Trần ( Thế kỉ XIII – XIV ) và nhà Hồ ( đầu thế kỉ XV).
Nhà Trần thành lập; tổ chức bộ máy nhà nước, luật pháp và quân đội thời Trần.
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên -> Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
Sự phát triển về văn hóa của nhà Trần và nhà Hồ.
Kĩ Năng :
- Làm việc với SGK ; Phân tích, đánh giá,so sánh các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
Vận dụng những hiểu biết đã có vào các tình huống học tập và cuộc sống.
Thái độ :
Có lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và trân trọng những di sản lịch sử trong sự nghiệp dựng và giữ nước.
Bồi dưỡng lòng yêu nước, sự biết ơn đối với các anh hùng dân tộc và có ý thức vươn lên trong học tập, trong cuộc sống.
BÀI TẬP :
TRẮC NGHIỆM .
Dạng trắc nghiệm lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1
Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến là :

A.
nền kinh tế công nghiệp kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công ; với 2 giai cấp cơ bản : vương hầu và nông dân lĩnh canh hoặc lãnh chúa phong kiến và tiểu tư sản .
B.
nền kinh tế nông nghiệp kết hợp với buôn bán ; với 2 giai cấp cơ bản : tư sản và nông dân hoặc lãnh chúa phong kiến và tiểu tư sản.

C.
nền kinh tế nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công ; với 2 giai cấp cơ bản : địa chủ và nông dân lĩnh canh hoặc lãnh chúa phong kiến và nông nô.
D.
nền kinh tế công nghiệp kết hợp với ngoại thương và một số nghề thủ công ; với 2 giai cấp cơ bản : nông nô và nông dân lĩnh canh hoặc lãnh chúa phong kiến và địa chủ.


Câu 2

Xã hội phong kiến châu Âu có 2 giai cấp cơ bản :

A.
lãnh chúa và nông nô.
B.
quí tộc và nô tì .

C.
địa chủ và nông dân tá điền.
D.
vương hầu và dân tự do.

Câu 3
Nhà Lý quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên là Thăng Long vào thời gian :

A.
năm 1005.
B.
năm 1010.
C.
năm 1009.
D.
năm 1011.

Câu 4
Toàn thể dân tộc Việt Nam ta đã ghi nhận và phải biết ơn Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn vì :

A.
Các vị anh hùng dân tộc nêu trên đã có công lao to lớn trong công cuộc đánh đuổi quân Tống xâm lược và bước đầu xây dựng đất nước.
B.
Các vị anh hùng dân tộc nêu trên đã có công lao to lớn trong công cuộc đánh đuổi giặc Mông – Nguyên và củng cố nền độc lập.

C.
Các vị anh hùng dân tộc nêu trên đã có công lao to lớn trong công cuộc đánh đuổi giặc Minh và bước đầu thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
D.
Các vị anh hùng dân tộc nêu trên đã có công lao to lớn trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước.

Câu 5
Em hãy rút ra quy luật chung của các triều đại phong kiến Trung Quốc :

A.
Sự thay thế một triều đại phong kiến này
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)