De cuong on tap HKI rat day du chinh xac kemmot so bai tap co dap an

Chia sẻ bởi Phạm Thị Bích Liễu | Ngày 25/04/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: De cuong on tap HKI rat day du chinh xac kemmot so bai tap co dap an thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:


Turbo Pascal
Lý thuyết.
Bài 1: Khái niệm Lập trình và Ngôn ngữ Lập trình.
Lập trình là gì? Chương trình dịch là gì? Tại sao lại tồn tại chương trình dịch?
Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
Chương trình dịch là chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính.
Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao phải chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được, vì thế chương trình dịch tồn tại để thực hiện việc chuyển đổi đó.
Chương trình dịch có mấy loại, kể ra, so sánh các loại đó?
Chương trình dịch có hai loại là thông dịch và biên dịch.
Thông dịch (interpreter)
Biên dịch (compiler)

Được thực hiện bằng cách lặp lại dãy bước sau:
+ Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn;
+ Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy;
+ Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được.
Được thực hiện qua hai bước:
+ Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn.
+ Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.

Như vậy trong thông dịch, thực hiện câu lệnh luân phiên; không có chương trình đích lưu trữ, trong biên dịch thực hiện câu lệnh một lần; chương trình nguồn và chương trình đích có thể lưu trữ và dùng lại sau.

Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
Các thành phần cơ bản gồm; bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
Bảng chữ cái: là tập các kí tự dùng để viết chương trình.
- Các chữ cái thường và các chữ cái in hoa trong bảng chữ cái tiếng Anh
- 10 chữ số thập phân Ả rập: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
- Các kí tự đặc biệt:
Cú pháp: là bộ quy tắt để viết chương trình, cho biết cách viết một chương trình hợp lệ.
Ngữ nghĩa: xác định thao tác cần phải thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó
Khái niệm tên, hằng, biến
Tên: là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới và bắt đầu bằng chữ cái gạch dưới. Trong Pascal không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
- Tên dành riêng: được dùng với ý nghĩa riêng, không được dùng với ý nghĩa khác.
VD: program, uses, const, type, var, begin, end.
- Tên chuẩn: tên dùng với ý nghĩa nhất định, khi cần dùng với ý nghĩa khác thì phải khai báo.
VD: abs spr sqrt integer real longint byte break extended
- Tên do người lập trình đặt: dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng. Các tên này không được trùng với tên dành riêng.
VD: 11B5 B5 VMD Tai_Handsome 11B5ThItOT
Hằng : là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Hằng số học là số nguyên hay số thực (dấu phẩy tĩnh hay dấu phẩy động)
VD: 2 0 -5 1.8 -22.36 2.23E01
- Hằng logic: là giá trị đúng hoặc sai tương ứng với true hoặc false
VD: TRUE FALSE
- Hàng xâu: là dãy kí tự trong bộ mã ASCII. Khi viết, dãy kí tự được đặt trong cặp dấu nháy.
VD: ‘Information’ ‘Lop 11B5’
Biến: là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

Bài 3 Cấu trúc chương trình
[]
[]
Phần khai báo
Khai báo tên chương trình (phần này khai báo hoặc không): program Khai báo thư viện: uses crt;
Khai báo hằng: const = Khai báo biến: var : - Trong đó kiểu dữ liệu là gồm:
+ Kiểu nguyên: byte(bộ nhớ lưu trữ giá trị:1 byte; phạm vi giá trị: 0 đến 255), integer
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Bích Liễu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)