Đề cương ôn tập HKI môn Sinh
Chia sẻ bởi Trần Thị Ngọc Trinh |
Ngày 18/10/2018 |
104
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập HKI môn Sinh thuộc Sinh học 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI – Sinh học
Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tt)
Trình bày con đường hòa tan và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây
Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ.
Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất.
Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng và có số lượng rễ con nhiều ?
Bộ rễ của cây thường ăn sâu, lan rộng và có số rễ con nhiều, vì cây mọc cố định một chỗ cho nên bộ rễ phát triển để hút đủ nước và muối khoáng cần thiết để sống.
Cấu tạo ngoài của thân
Thân cây gồm những bộ phận nào ?
Thân chính
Thân Cành
Chồi ngọn : nằm ở đầu thân, cành
Chồi nách : Chồi lá => phát triển thành cành mang lá.
Chồi hoa => phát triển thành cành mang hoa.
Có mấy loại thân chính, kể tên một số cây có những loại thân đó ?
Thân gỗ : cây bàng, cây phượng, cây xoài,......
Thân đứng Thân cột : cây dừa, cây cau, cây vạn tuế,.......
Thân cỏ : cây xấu hổ, cây cỏ dại, cây rau cải,.......
Thân Thân leo Thân quấn : cây mồng tơi, cây đậu cô ve, cây bìm bìm,.....
Thân cuốn : cây mướp, cây đậu hà lan, cây mướp đắng,.....
Thân bò : dưa hấu, rau má, cây bí ngô,.......
Cấu tạo trong của phiến lá
Học chú thích hình 20.4 SGK trang 66 : sơ cấu tạo trong phiến lá
Cấu tạo trong phiến lá gồm những phần nào ? Chức năng của mỗi phần là gì ?
- Biểu bì : được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sát nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá. Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
- Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau. Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
3. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ?
- Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.
III. Quang hợp
Trình bày thí nghiệm chứng minh cây cần những chất gì để tạo tinh bột ?
*Thí nghiệm : Lấy vài cành rong đuôi chó, cho vào 2 cốc A và B đựng đầy nước. Đổ đầy nước vào 2 ống nghiệm. Úp mỗi ống nghiệm vào 1 cành rong đuôi chó sao cho không có bọt khí lọt vào. Để cốc A vào chỗ tối, cốc B vào chỗ sáng. Sau 6 giờ, lấy ống nghiệm trong cốc B ra, đưa nhanh que đóm vừa tắt vào miệng ống.
*Kết quả : Que đóm đang tắt bỗng nhiên cháy lại.
*Kết luận : Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả ra khí ôxi khi chế tạo tinh bột, lá nhả ra khí ôxi ra môi trường bên ngoài .
Khái niệm và sơ đồ quang hợp :
*Khái niệm : Quang hợp là quá trình lá cây nhờ diệp lục, nước, khí cácbônic để tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi.
*Sơ đồ :
Nước + Khí cácbônic Tinh bột + Khí ôxi
Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. Ý nghĩa của quang hợp
Các điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp ?
Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp gồm ánh sáng, nước, khí cácbônic, nhiệt độ.
Vì sao cần gieo trồng cây theo đúng thời vụ ?
Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện bên ngoài. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được
Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tt)
Trình bày con đường hòa tan và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây
Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ.
Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất.
Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng và có số lượng rễ con nhiều ?
Bộ rễ của cây thường ăn sâu, lan rộng và có số rễ con nhiều, vì cây mọc cố định một chỗ cho nên bộ rễ phát triển để hút đủ nước và muối khoáng cần thiết để sống.
Cấu tạo ngoài của thân
Thân cây gồm những bộ phận nào ?
Thân chính
Thân Cành
Chồi ngọn : nằm ở đầu thân, cành
Chồi nách : Chồi lá => phát triển thành cành mang lá.
Chồi hoa => phát triển thành cành mang hoa.
Có mấy loại thân chính, kể tên một số cây có những loại thân đó ?
Thân gỗ : cây bàng, cây phượng, cây xoài,......
Thân đứng Thân cột : cây dừa, cây cau, cây vạn tuế,.......
Thân cỏ : cây xấu hổ, cây cỏ dại, cây rau cải,.......
Thân Thân leo Thân quấn : cây mồng tơi, cây đậu cô ve, cây bìm bìm,.....
Thân cuốn : cây mướp, cây đậu hà lan, cây mướp đắng,.....
Thân bò : dưa hấu, rau má, cây bí ngô,.......
Cấu tạo trong của phiến lá
Học chú thích hình 20.4 SGK trang 66 : sơ cấu tạo trong phiến lá
Cấu tạo trong phiến lá gồm những phần nào ? Chức năng của mỗi phần là gì ?
- Biểu bì : được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sát nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá. Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
- Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau. Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
3. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ?
- Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.
III. Quang hợp
Trình bày thí nghiệm chứng minh cây cần những chất gì để tạo tinh bột ?
*Thí nghiệm : Lấy vài cành rong đuôi chó, cho vào 2 cốc A và B đựng đầy nước. Đổ đầy nước vào 2 ống nghiệm. Úp mỗi ống nghiệm vào 1 cành rong đuôi chó sao cho không có bọt khí lọt vào. Để cốc A vào chỗ tối, cốc B vào chỗ sáng. Sau 6 giờ, lấy ống nghiệm trong cốc B ra, đưa nhanh que đóm vừa tắt vào miệng ống.
*Kết quả : Que đóm đang tắt bỗng nhiên cháy lại.
*Kết luận : Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả ra khí ôxi khi chế tạo tinh bột, lá nhả ra khí ôxi ra môi trường bên ngoài .
Khái niệm và sơ đồ quang hợp :
*Khái niệm : Quang hợp là quá trình lá cây nhờ diệp lục, nước, khí cácbônic để tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi.
*Sơ đồ :
Nước + Khí cácbônic Tinh bột + Khí ôxi
Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. Ý nghĩa của quang hợp
Các điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp ?
Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp gồm ánh sáng, nước, khí cácbônic, nhiệt độ.
Vì sao cần gieo trồng cây theo đúng thời vụ ?
Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện bên ngoài. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Ngọc Trinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)