Đề cương ôn tập HKI Lịch sử 7
Chia sẻ bởi Anh Thư |
Ngày 16/10/2018 |
63
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập HKI Lịch sử 7 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Đề cương Lịch sử 7 HKI
Câu 1: Công lao NQ, ĐBL?
- Công lao Ngô Quyền:
+ Đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
+ Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc
+ Mở ra kỉ nguyên độc lập cho Tổ quốc
+ Xưng vương – khẳng định chủ quyền riêng của nước ta
- Công lao Đinh Bộ Lĩnh
+ Dẹp loạn 12 sứ quân
+ Tiến thêm một bước thống nhất đất nước, lập lại hòa bình trong cả nước
Câu 2: Hoàn cảnh ra đời nhà Lý:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi. Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, triều thần chán ghét nhà Lê nên tôn Lý Công uẩn lên làm vua. Nhà Lý thành lập.
- Lý Thái Tổ dời đô ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long.
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên thành nước Đại Việt, tiến hành xây dựng chính quyền.
Câu 3: Vì sao nhà Lý dời đô về Thăng Long?
Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì : vùng này ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước, mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh
Câu 4: Việc dời đô về Thăng Long có ý nghĩa gì?
Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt:
- Khẳng định đất nước phồn thịnh, lớn mạnh về mọi mặt
- Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, dựa vào thế hiểm trở để đối phó quân thù
- Khẳng định tài năng lãnh đạo đất nước của vua quan
Câu 5: Văn hóa nhà Lý:
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long.
- Năm 1076, mở Quốc tử giám, nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa thi, văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Các vua Lý rất sùng đạo Phật nên xây dựng chùa khắp nơi
- Ca hát, nhảy múa, các trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc phát triển với những phong cách đa dạng độc đáo. Tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
→ Việc xây dựng Văn Miếu Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
Câu 6: Nhà Lý chống Tống
Đường lối: chủ động tiến công.
Giai đoạn 1: tháng 10/1075 (tấn công để tự vệ)
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta (nguyên nhân xâm lược) :
- Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta để giải quyết tình trạng khó khăn trong nước: nội bộ mâu thuẫn, nhân dân nổi dậy khắp nơi, vùng biên cương phía Bắc nhà Tống bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu.
- Đối với nước ta, nhà Tống quyết định dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước, đưa nước ta trở lại chế độ đô hộ như trước.
2. Nhà Lý chủ động tiến công để tự vệ:
Nhà Lý cử Lý Thường Kiệt chỉ huy tổ chức kháng chiến, quân đội ngày đêm luyện tập, tăng cường canh phòng.
• Diễn biến:
- Thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”.
- Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào châu Khâm, châu Liêm ở Quảng Đông, châu Ung ở Quảng Tây, phá hết kho tàng của giặc, nhanh chóng rút về nước.
- Chủ trương tiến công trước để tự vệ là cách đánh độc đáo, sáng tạo chứ không phải để xâm lược.
• Kết quả:
Sau 42 ngày đêm, ta làm chủ thành Ung Châu
• Ý nghĩa:
Làm thay đổi kế hoạch, làm chậm lại âm mưu xâm lược của nhà Tống với nước ta.
Giai đoạn 2: tháng 3/1077 (xây dựng phòng tuyến)
1. Kháng chiến bùng nổ:
Lý Thường Kiệt ở địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng, chọn phòng tuyến sông Cầu làm nơi đối phó với nhà Tống.
• Diễn biến:
- Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo 2 đường thủy bộ tiến vào Đại Việt
- Tháng 1/1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt qua biên giới Lạng Sơn tiến xuống.
- Quân ta chặn đánh, đến trước bờ sông Như Nguyệt, quân Tống bị quân ta chặn lại. Cánh quân thủy của nhà Tống bị Lý Kế Nguyên chặn đánh, không thể vào hỗ trợ quân bộ.
- Quân Tống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Anh Thư
Dung lượng: 67,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)