Đề cương ôn tập HKI Địa lý 7

Chia sẻ bởi Anh Thư | Ngày 16/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập HKI Địa lý 7 thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

Đề cương Địa lý 7 HKI

Bài 6: Môi trường nhiệt đới

Vị trí: Khoảng 5°B và 5°N đến chí tuyến ở cả 2 bán cầu.

Khí hậu: Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Có thời kì khô hạn. Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn. Lượng mưa giảm dần từ Xích đạo về chí tuyến (lượng mưa trung bình năm từ 500→1500mm/năm).

Thảm thực vật: thay đổi dần từ Xích đạo về 2 chí tuyến : rừng thưa → đồng cỏ cao nhiệt đới (xavan) → cây bụi gai (nửa hoang mạc).

1. Tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?
Ở môi trường nhiệt đới, có 2 mùa : mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa, ở miền đồi núi, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới. Đến mùa khô, nước lại di chuyển lên mang theo oxit sắt, nhôm tích tự dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng, gọi là đất feralit.

2. Vì sao đất ở môi trường nhiệt đới bị thoái hóa? Biện pháp ?
Nếu không được cây cối che phủ và canh tác không hợp lí, đất ở môi trường nhiệt đới sẽ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa. Để khắc phục, phải trồng cây, canh tác hợp lí, làm ruộng bậc thang, làm ruộng theo đường đồng mức.

3. Diện tích xavan và nửa hoang mạc mở rộng do:
- Lượng mưa ít
- Con người phá rừng và cây bụi để lấy gỗ, củi hoặc làm nương rẫy
- Canh tác không hợp lí, không cải tạo và phục hồi đất, làm đất bị thoái hóa, cây cối khó mọc lại được.

4. Ở môi trường nhiệt đới (gió mùa), dân cư tập trung đông vì:
- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và công nghiệp.
- Cây lương thực nuôi sống con người.
- Cần nguồn nhân lực để làm việc.

*Phải chủ động về nguồn nước vào mùa khô bằng cách làm thủy lợi.

Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
Vị trí: Nam Á, Đông Nam Á.

Khí hậu: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường, mua có năm đến sớm có năm đến muộn. Lượng mưa có năm ít có năm nhiều.

Thảm thực vật: phong phú và đa dạng: tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm:
Nơi nhiều mưa: rừng mưa Xích đạo, rừng mưa mùa nhiệt đới.
Nơi ít mưa: đồng cỏ cao nhiệt đới, rừng thưa, xavan cây bụi.
Ven biển, cửa sông: rừng ngập mặn.

Bài 13 : Môi trường đới ôn hòa
Vị trí: Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu
Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở bán cầu Bắc

Khí hậu: Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh:
Mưa không nhiều bằng đới nóng, không ít bằng đới lạnh.
Nhiệt độ không cao bằng đới nóng, không thấp bằng đới lạnh.

Các kiểu môi trường:
Ôn đới hải dương ♦
Địa Trung Hải ♦
Ôn đới lục địa ♦
Cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm
Hoang mạc ôn đới

1. Vì sao thời tiết đới ôn hòa luôn thay đổi?
Do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền, làm cho thời tiết thay đổi thất thường.

2. Sự phân hóa môi trường đới ôn hòa:
Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian:
Thời gian: một năm có 4 mùa xuân hạ thu đông.
Không gian: thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Tây sang Đông theo ảnh hưởng của dòng biển (nóng) và gió Tây ôn đới
+ Thảm thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam: rừng lá kim → rừng hỗn giao → thảo nguyên → rừng cây bụi gai.
+ Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông : rừng lá rộng → rừng hỗn giao → rừng lá kim.

3. Khí hậu các môi trường:
Ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm, mưa nhiều quanh năm.
Ôn đới lục địa: lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng.
Địa Trung Hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào mùa thu-đông.

Bài 17: Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa
1. Không khí:
- Hiện trạng: bị tổn hại nặng nề.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Anh Thư
Dung lượng: 74,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)