DE CUONG ON TAP HKI - DIA 7

Chia sẻ bởi Hà Tấn Lực | Ngày 16/10/2018 | 88

Chia sẻ tài liệu: DE CUONG ON TAP HKI - DIA 7 thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN : ĐỊA LÍ 7

I./MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
1. Vấn đề di dân và tác động của việc di dân đối với môi trường
- Nguyên dân di dân rất đa dạng
+ Di dân tự do: do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm
+ Di dân có kế hoạch: nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển
- Hậu quả của vấn đề đô thị hóa ở đới nóng:
+ Đối với người dân : Thiếu điện, nước,tiện nghi sinh hoạt, thiếu việc làm, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan…
+ Đối với môi trường: Rác thải và nước thải làm ô nhiễm nguồn nước, bầu không khí… làm xấu cảnh quan đô thị
2. môi trường đới nóng
- Vị trí : Đới nóng nằm khoảng giữa 2 chí tuyến.
- Đới nóng gồm có 4 kiểu môi trường :
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Môi trường nhiệt đới
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Môi trường hoang mạc.
3. Tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng
- Ở miền đồi núi, trong mùa mưa,nước thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên mang theo ôxít sắt, nhôm tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng, gọi là đất feralit.
4. Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Vị trí địa lí: Nam Á và Đông Nam Á
- Gió 2 mùa có hướng ngược nhau và tính chất khác nhau.
+ Mùa hạ có gió từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thổi vào nên mưa nhiều.
+ Mùa đông có gió từ lục địa thổi ra nên ít mưa
- Đặc điểm: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường
+ Nhiệt độ : trên 200C
+ Lượng mưa trung bình trê 1.500 mm
II./ ĐỚI ÔN HÒA
1. Tính chất trung gian của khí hậu và tính chất thất thường của thời tiết ở môi trường đới ôn hòa
- Tính chất trung gian:
+ Không quá nóng và mưa nhiều như ở đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh
+ Chịu tác động của cả khối khí ở đới nóng lẫn khối khí ở đới lạnh
- Tính chất thất thường :
+ Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 100C đến 15 trong vài giờ ( Khi có các khối khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay có khối khí lạnh từ cực tràn xuống
+ Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng từ nắng sang mưa hay có tuyết rơi ( Khi có gió Tây ôn đới thổi từ đại dương vào đất liền )
- Sự phân hóa của thảm thực vật theo không gian:
+ Từ Tây sang Đông : Rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là lá kim
+ Từ Bắc xuống Nam : Rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai
III./MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
1. Đặc điểm của môi trường
- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 bên chí tuyến hoặc giữa lục địa Á – Âu
- Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị hoặc ở sâu trong nội địa…
- Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng
- Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh
- Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động, thực vật nghèo nàn
2. Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường
- Thực vật và động vật thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự thoát nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể (VD: xương rồng, lạc đà ) :
+ Một số loài rút ngắn chu kì sinh trưởng, lá biến thành gai hay bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước, Phần lớn các loài cây có thân lùn thấp nhưng bộ rễ to và dài để hút nước dưới sâu.
+ Động vật thích nghi với môi trường là nhờ chịu đói và chịu khát giỏi. Bò sát và côn trùng ban ngày vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm…
IV./ ĐỊA LÍ TÂY NINH
- Tây Ninh có 3 loại rừng chính: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất
- Phân bố :
+ Rừng phòng hộ: Dầu Tiếng (Tân Châu), Chàng Riệt (Tân biên).
+ Rừng đặc dụng: Rừng lịch sử Lò Gò – Xa Mát (Tân Biên), rừng lịch sử và giống lâm nghiệp núi Bà Đen (Hoà Thành).
+ Rừng sản xuất: phân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Tấn Lực
Dung lượng: 40,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)