ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Thắng | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Vật lí 11
Các em phải nắm vững một số nội dung cơ bản sau đây:
Chương I: Điện tích. Điện trường
1.Điện tích. Định luật Culông.
2.Thuyết electron, định luật bảo toàn điện tích.
3.Điện trường, cường độ điện trường.
4.Công của lực điện. Điện thế. Hiệu điện thế.
5.Tụ điện.
Chương II: Dòng điện không đổi
1.Dòng điện không đổi. Nguồn điện.
2.Điện năng. Công suất điện.
3.Định luật Ôm đối với toàn mạch.
4.Ghép các nguồn điện thành bộ. Phương pháp giải bài toán toàn mạch.
Chương III. Dòng điện trong các môi trường
1.Dòng điện trong môi trường kim loại.
2.Dòng điện trong chất điện phân.
3.Dòng điện trong chất khí.

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP
I/Trắc nghiệm
Câu 1: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
A. r = 0,6 (cm). B. r = 0,6 (m). C. r = 6 (m). D. r = 6 (cm).
Câu 2: Chọn câu SAI:
A. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm được tính bằng công thức: 
B.Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
C.Đơn vị của điện tích là cu-lông (C).
D.Một vật tích điện dương khi nó thừa electron.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).
B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).
C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.
D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.
Câu 4: Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì
A. hai quả cầu đẩy nhau. B. hai quả cầu hút nhau.
C. không hút mà cũng không đẩy nhau. D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.
Câu 5: Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Người ta giảm mỗi điện tích đi một nửa, và khoảng cách cũng giảm một nửa thì lực tương tác giữa chúng sẽ:
A. không đổi B. tăng gấp đôi C. giảm một nửa D. giảm bốn lần
Câu 6: Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường. B. ngược chiều đường sức điện trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường. D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
Câu 7: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:
A.  B.  C.  D. 
Câu 8: Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là:
A. q = 8.10-6 ((C). B. q = 12,5.10-6 ((C). C. q = 1,25.10-3 (C). D. q = 12,5 ((C).
Câu 9: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:
A. E = 0,450 (V/m). B. E = 0,225 (V/m). C. E = 4500 (V/m). D. E = 2250 (V/m).
Câu 10: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là:
A
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)