ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI 11CB (Có câu hỏi thực tế, đồ thị)

Chia sẻ bởi Trần Quốc Quân | Ngày 26/04/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI 11CB (Có câu hỏi thực tế, đồ thị) thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (2015 – 2016)
TRƯỜNG THPT TÂY SƠN MÔN: VẬT LÝ 11 – CB

LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
1. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện
1.1. Sự nhiễm điện của các vật: Có 3 cách làm nhiễm điện cho một vật: Nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng.
1.2. Điện tích – tương tác điện:
*Có 2 loại điện tích: dương và âm. Điện tích kí hiệu q hay Q . Đơn vị là Cu lông (C).
* Tương tác điện : + Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau (q1.q2>0)
+ Các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau (q1.q2<0)
2. Định luật Cu-lông: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Biểu thức :


3. Thuyết êlectron – Định luật bảo toàn điện tích
3.1. Thuyết êlectron: Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật
* Nội dung chính:
+ Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử mất electron trở thành ion dương.
+ Nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron để trở thành hạt mang điện âm gọi là ion âm.
+ Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số proton ở nhân. Nếu số electron ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương.
3.2. Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi.
4. Điện trường – cường độ điện trường:
4.1.Điện trường: là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường có tính chất là tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
4.2. Cường độ điện trường:
a. Định nghĩa: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
 Trong đó:
b. Vectơ cường độ điện trường: 
4.3. Lực điện trường tác dụng lên điện tích q đặt trong điện trường:
Khi: q > 0. Khi: q < 0. Độ lớn F=
4.4. Vectơ cường độ điện trường của một điện tích điểm Q gây ra tại một điểm:
+Điểm đặt tại điểm đang xét
+ Phương: trùng với đường thẳng nối điện tích Q với điểm đang xét M.
+ Chiều: hướng ra xa Q nếu Q > 0; hướng về Q nếu Q < 0.
+ Độ lớn: (r là khoảng cách từ điểm khảo sát M đến điện tích Q, đơn vị: mét)
4.5. Nguyên lí chồng chất điện trường:  = ++....+
5. Công của lực điện – Hiệu điện thế:
5.1. Công của lực điện trong điện trường đều:

AMN = q E d
Đặc điểm:Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường có đặt điểm:
+ Không phụ thuộc hình dạng đường đi.
+ Chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối (Công của lực điện trên đường cong kín bằng 0)
Vì vậy, lực tĩnh điện là một lực thế. Trưỡng tĩnh điện là một trường thế.
5.2 Thế năng của một điện tích trong điện trường: đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm mà ta xét trong điện trường.
(VM là điện thế không phụ thuộc vào q, chỉ phụ thuộc vào vị trí M, đơn vị VM là Vôn)
5.3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường: AMN = WM - WN
5.4. Hiệu điện thế (còn gọi là điện áp)
Hiệu điện thế giữa 2 điểm M
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)