ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 (Vật lí 11)

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Thắng | Ngày 26/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 (Vật lí 11) thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 11
Học kì II, năm học 2016-2017
Các em phải nắm vững một số nội dung cơ bản sau đây:
Chương IV: Từ trường.
1.Từ trường.
2.Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện.
3.Từ trường gây bởi dòng điện trong các dạng mạch. Nguyên lí chồng chất từ trường.
4.Lực Lorenxơ.
Chương V: Cảm ứng điện từ.
1.Từ thông, cảm ứng điện từ.
2.Suất điện động cảm ứng
3.Tự cảm.
Chương VI: Khúc xạ ánh sáng.
1.Khúc xạ ánh sáng.
2.Phản xạ toàn phần.
Chương VII: Các dụng cụ quang học.
1.Lăng kính
2.Thấu kính mỏng.
3.Mắt.
4.Kính lúp, kính hiển vi.



MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP
A/Trắc nghiệm
Chương IV: Từ trường.
1.Từ trường
Câu 1: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A. Sắt và hợp chất của sắt; B. Niken và hợp chất của niken;
C. Cô ban và hợp chất của cô ban; D. Nhôm và hợp chất của nhôm.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?
A. Mọi nam châm khi nằm cân bằng thì trục đều trùng theo phương bắc nam;
B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau;
C. Mọi nam châm đều hút được sắt;
D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực.
Câu 3: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?
A. Các đường sức là các đường tròn;
B. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn;
C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay trái;
D. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng dòng điện.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng về từ trường Trái Đất?
A. Từ trường Trái Đất làm trục các nam châm thử ở trạng thái tự do định vị theo phương Bắc Nam.
B. Cực từ của Trái Đất trùng với địa cực của Trái Đất.
C. Bắc cực từ gần địa cực Nam.
D. Nam cực từ gần địa cực Bắc.
2.Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện, cảm ứng từ.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?
A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ;
B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện;
C. Trùng với hướng của từ trường;
D. Có đơn vị là Tesla.
Câu 7: Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều
A. từ trái sang phải. B. từ trên xuống dưới. C. từ trong ra ngoài. D. từ ngoài vào trong.
Câu 8: Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều
A. từ phải sang trái. B. từ phải sang trái. C. từ trên xuống dưới. D. từ dưới lên trên.
Câu 9: Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó
A. vẫn không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 10: Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.
Câu 11: Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A, đặt vuông góc trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)