đề cương ôn tập hk 1 lý 11
Chia sẻ bởi phạm bích hạnh |
Ngày 26/04/2019 |
111
Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập hk 1 lý 11 thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I– VẬT LÍ 11
MỘT SỐ CÂU HỎI & BÀI TẬP TỰ LUẬN
Chương I. ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
1. Hai điện tích hút nhau bằng một lực 2.10-6N. Khi chúng dời xa nhau thêm 2cm thì lực hút là 5.10-7N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là bao nhiêu ?
2. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 4cm thì lực đẩy giữa chúng là F1 = 9.10-5N. Để lực tác dụng giữa chúng là F2 = 1,6.10-4N thì khoảng cách r2 giữa các điện tích đó bao nhiêu ?
3.Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là bao nhiêu ?
4. Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau đặt cách nhau 1m trong nước cất có hằng số điện môi bằng 81 thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn 10N. Độ lớn của mỗi điện tích đó bằng:
5. Hai điện tích điểm được đặt cố định trong một bình không khí thì lực tương tác giữa chúng là 12N. Khi đổ đầy chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là bao nhiêu ?
6.Gọi Fo là lực tương tác giữa hai điện tích điểm nằm cách nhau một khoảng r trong chân không . Nếu đặt chúng trong chất điện môi có hằng số điện môi là 4 thì phải tăng hay giảm r bao nhiêu lần để lực tương tác giữa chúng vẫn là Fo ? ( Đề thi Hk I năm 2010 -2011 )
7. Hai điện tích điểm như nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4 cm, lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là 10-5 N.
a. Tìm độ lớn mỗi điện tích.
b. Tìm khoảng cách giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là 2,5. 10-6 N.
8.Hai điện tích q1 = 8.10-8 C, q2 = -8.10-8 C đặt tại A và B trong không khí (AB = 6 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 8.10-8 C , nếu:
a. CA = 4 cm, CB = 2 cm.
b. CA = 4 cm, CB = 10 cm.
c. CA = CB = 5 cm.
9.Cho 2 điện tích q 1 = 16. 10-6 C, q2 = 4.10-6C lượt đặt tại 2 điểm A , B trong chân không cách nhau 1 m
a.Tìm tương tác giữa hai điện tích đó
b.Đặt một điện tích q3 = 4.10-6 C tại điểm M cách A 60 cm , cách B 40 cm . Tìm lực điện tổng hợp do q1 , q2 tác dụng lên q3.
c Tìm những điểm tại đó lực điện tổng hợp do 2 điện tích q2 ,q 1 tác dụng bằng không ?
10.Cho hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r = 30 cm trong không khí, lực tác dụng giữa chúng là F0. Nếu đặt chúng trong dầu thì lực này yếu đi 2,25 lần. Vậy cần dịch chuyển chúng lại một khoảng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng vẫn bằng F0 ?
11. Hai điện tích điểm q1 = 10-8 C, q2 = 4. 10-8 C đặt tại A và B cách nhau 9 cm trong chân không. Phải đặt điện tích q3 = 2. 10-6 C tại đâu để điện tích q3 nằm cân bằng (không di chuyển) ?
12.Hai điện tích q1 = 2. 10-8 C, q2= -8. 10-8 C đặt tại A và B trong không khí, AB = 8 cm.Một điện tích q3 đặt tại C. Hỏi:
a. C ở đâu để q3 cân bằng?
b. Dấu và độ lớn của q3 để q1 và q2 cũng cân bằng ?
13.Cho hai điện tích q1 = 6q, q2 = lần lượt đặt tại A và B cách nhau một một khoảng a (cm). Phải đặt một điện tích q0 ở đâu và có trị số thế nào để nó cân bằng?
14. ( Đề thi HK I năm 2011 – 2012 ) .Cho điện tích Q = - 6.10-10 C đặt trong chân không . Điểm M cách Q một khoảng 6 cm
a.Xác định độ lớn cường độ điện trường tại M
b. vẽ hình biểu diễn vecto cường độ điện trường tại M
15.Cho hai điện tích điểm q1 = q ; q2 = 4q. Xét điểm M trong điện trường của hai điện tích trên và lần lượt đặt cách q1 , q2 những khoảng r1 ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: phạm bích hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)