Đề cương ôn tập giũa kì II

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Năm | Ngày 17/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập giũa kì II thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II VĂN 6
Giáo viên: Nguyễn Thị Năm
A, Nội dung cơ bản cần nhớ:
I/Tiếng Việt:
1. Phó từ: khái niệm, các loại phó từ, xác định phó từ, đặt câu có chứa phó từ…
2. Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
*Yêu cầu: nắm được khái niệm, biết cách tìm và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu văn, thơ; lấy ví dụ; viết đoạn văn có chứa các biện pháp này…
3. Các thành phần chính của câu: chủ ngữ, vị ngữ.
Yêu cầu: Xác định được các thành phần chính của câu văn, câu thơ. Đặt câu và chỉ ra các thành phần này.
II/Các văn bản:
- Nhớ nội dung ý nghĩa của các văn bản đã học
- Học thuộc lòng các bài thơ trong chương trình.
III/Tập làm văn:
- Nắm được các bước làm của kiểu bài văn tả cảnh và tả người.
- Biết viết đoạn văn tả cảnh, người có kết hợp sử dụng kiến thức phần tiếng việt và phần văn bản. Ví dụ viết đoạn văn có sử dụng nhân hóa, so sánh…
- Viết được bài văn tả cảnh, tả người hoặc tả cây cối…
B. Một số kiểu câu hỏi thường gặp;
Câu 1: Hãy chép thuộc lòng một khổ thơ trong bài thơ ”Đêm nay Bác không ngủ”? Cho biết tác giả của bài thơ này là ai? Từ hình tượng Bác Hồ trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ, em phải làm gì để đáp lại công ơn của Bác? (2đ)
Câu 2: Văn bản ”Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh nói lên ý nghĩa gì?(2đ)
Câu 3: Thế nào là biện pháp tu từ nhân hóa? Chỉ ra hình ảnh nhân hóa và kiểu nhân hóa trong câu sau:
Núi cao bởi có đất bồi,
Núi chê đất thấp núi ngôi ở đâu.
(Ca dao)
Câu 4: Viết một đoạn văn tả lại quang cảnh sân trường em giờ ra chơi. (4đ)
Câu 5. Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Cô Tô” (Nguyễn Tuân).
Câu 6 Xác định kiểu hoán dụ trong hai câu sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong kiểu hoán dụ đó? “ Áo Chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.”
Câu 7 Từ hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
Câu 8 Hãy tả lại một người thầy (cô) giáo mà em yêu quý
Câu 9: Xác định kiểu ẩn dụ trong hai câu sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong kiểu ẩn dụ đó? “Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
Câu 10: ( 1,5 điểm):
Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Bài học đường đời đầu tiên mà Dế mèn mắc phải là gì? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân.
Câu 11: ( 1 điểm):Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ:
“ Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó ?
Câu 12: ( 1,5 điểm): Thế nào là nhân hóa? Có mấy kiểu nhân hóa, đó là những kiểu nào?Gạch chân những từ ngữ sử dụng phép nhân hóa trong câu văn sau, cho biết thuộc kiểu nhân hóa nào?
Mèo Mun ơi, mèo đã đói bụng chưa?
Câu 13: ( 6đ):Tả về một người em yêu quý nhất.
GỢI Ý
Câu 1 (2đ) – Chép và nêu được tác giả: Minh Huệ.
-HS nêu được 1 số ý: Chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô và bố mẹ. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
Câu 5(2đ).
- Nội dung (1đ). - Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp.(0,5đ)
- Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của tổ quốc. (0,5đ).
- Nghệ thuật (1đ). Ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.
Câu 6(1đ):- Kiểu hoán dụ: -lấy dấu hiệu sự vật để chỉ sự vật (0,5đ).
- “Áo chàm” để chỉ nhân dân Việt Bắc (0,5đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Năm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)