Đề cương ôn tập Địa lý HK2

Chia sẻ bởi Nguyễn Trần Hạnh Yến | Ngày 16/10/2018 | 128

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Địa lý HK2 thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

Địa lý 7 - HK2

Câu 1. Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương.
Trả lời:
Đảo của châu đại Dương có 2 loại : đảo lục địa và đảo đại dương. - Đảo lục địa : được hình thành từ một bộ phận của lục địa do quá trình đứt gãy và sụt lún. - Đảo đại dương hình thành do 2 nguồn gốc : + Do hoạt động của núi lửa ngầm dưới đáy đại dương. + Do sự phát triển của san hô.

Câu 2. Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương? Trả lời: Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa mùa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm đã biến các đảo thành những “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương. Câu 3. Tại sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn ? 
Trả lời:
Do lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, đây là khu vực rất khó gây mưa. Một phần, do ảnh hưởng của dãy núi Thiên Sơn chạy sát biển, kéo dài từ bắc xuống nam đã ngăn cản gió từ biển thổi vào lục địa, làm cho phần lãnh thổ Ô-xtrây-li-a chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn ít mưa.
Câu 4. Dựa vào hình 48.1 và lát cắt địa hình dưới đây, trình bày đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
Dựa vào lát cắt địa hình lục địa ô-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 30°N, từ tây sang đông : ở ven biển phía tây là đồng bằng nhỏ, hẹp ; sau đó đến cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình khoảng 500 m, tiếp đến là khu vực đồng bằng trung tâm có độ cao trung bình khoảng 200m. Có hồ Ây-rơ sâu 16m, có sông Đac-linh chảy qua. Tiếp đến là dãy Đông Ô-xtrây-ii-a, có đỉnh Rao-đơ-mao cao 1500 m dựng đứng ven biển, đến đồng bằng ven biển phía đông.
Câu 5. Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương.
Trả lời:
- Châu Đại Dương là châu lục có mật độ dân số thấp nhất thế giới (3,6 người/km2). - Phần lớn dân cư tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a, ở Bắc Niu Di-lân và ở Pa-pua Niu Ghi-nê,
- Tỉ lệ dân số thành thị cao (chiếm 69% dân số), nhưng không đều giữa các quốc gia. - Dân cư gồm hai thành phần chính:
+ Người bản địa: chiếm 20% dân số, bao gồm người Pô-li-nê-diêng, Ô-xtra-lô-it, Mê-la-nê-diêng
+ Người nhập cư: chiếm 80% dân số, chủ yếu là người gốc Âu và người gốc Á. 

Câu 6: Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu-Di-len với các quần đảo còn lại trong Châu Đại Dương ? Trả lời: Kinh tế các nước châu Đại Dường phát triển không đều :
- Ôxtrâylia và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển. + Các ngành công nghiệp: khai khoáng, chế tạo máy, điện tử, chế biến thực phẩm… rất phát triển + Tuy lực lượng trong nông nhgieepj chiếm tỉ lệ thấp nhưn g 2 nước này Các nông sản xuất khẩu: lúa mì, thịt bò, thịt cừu… - Các nước còn lại là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu (khoáng sản, nông sản, hải sản, gỗ..)

Câu 7: Trình bày sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu
Trả lời: Châu Âu có 3 dạng địa hình chính: Đồng bằng, núi già và núi trẻ.
+ Đồng bằng: Trải dài từ Tây sang Đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục. Tương đối bằng phẳng như ĐB Đông Âu, ĐB Pháp....
+ Núi trẻ: Ở phía Nam châu lục, với đỉnh nhọn, cao, thung lũng sâu.
+ Núi già: Ở vùng trung tâm và phía Bắc châu lục với đỉnh tròn, thấp, sườn thoải.

Câu 8: So sánh đặc điểm địa hình Châu Mĩ và Châu Âu ? Trả lời:
Châu Mĩ
Châu Âu

Địa hình chia làm 3 khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trần Hạnh Yến
Dung lượng: 237,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)