Đề cương ôn tập Địa lý 7 KH II
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Dũng |
Ngày 16/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Địa lý 7 KH II thuộc Địa lí 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN : ĐỊA LÝ HỌC KỲ II
LỚP : 7
1. Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mỹ. Giải thích sự phân hoá đó.
Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá rất đa dạng:
- Từ Bắc xuống Nam , có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
Đây là sự phân hoá khí hậu theo vỹ độ ( Quy luật địa đới, độ vỹ càng cao góc tới càng nhỏ,lượng bức xạ mặt trời càng ít. ).
- Tuy nhiên, khi đi từ Bắc xuống Nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu bờ tây lục địa, hay bờ đông lục địa tuỳ theo vị trí gần hay xa đại dương và chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng hay dòng biển lạnh. Đặc biệt, có sự khác biệt khí hâu giữa vùng lãnh thổ phía đông và phía tây kinh tuyến 100o T của Hoa Kỳ. Sự phân hoá này là do sự chi phối của quy luật phi địa đới.
- Ngoài ra khí hậu Bắc Mỹ cũng bị quy luật của đai cao điều này thể hiện rõ nhất trên dãy Cooc-di-e.
+ Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuỳ theo vị trí.
+ Lên cao thời tiết lạnh dần, nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cữu.
2. Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ.
Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình:
+ Phía tây:
- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song , Kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ,dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000 mét.xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa.
- Miền núi Cooc-đi-e Hoa Kỳ có nhiều khoáng sản ( đồng,vàng ,quặng đa kim , uranium…)
+ Ở giữa :
- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc , thấp dần phía nam và đông nam,tựa như một lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam, tao điều kiện cho các khối khí lạnh ở phía bắc và khối khí nóng ở phía nam xâm nhập
- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn ) , nhiều sông ngòi ( Mi-xi-xi-pi).
+ Phía đông :
- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do của Canada và dãy núi cổ A-pa-lát trên đất Hoa Kỳ độ cao trung bình dưới 1500 mét.
- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn và tiềm năng thuỷ điện.
3. Đặc điểm phân bố dân cư Bắc Mỹ.
- Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đồng đều giửa phía tây và phía đông, miền bắc và miền nam.
- Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo A-la-xca dưới 1 người/km2 kế đó là miền núi Coóc-đi-e Hoa Kỳ.
- Mật độ dân số cao nhất là vùng đông bắc Hoa Kỳ : từ dãi đất phía nam Hồ Lớn đến duyên hải Đại Tây dương. Mật độ dân số trên 100 người/km2
- ¾ dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị.
- Trong các năm gần đây , phân bố dân cư Bắc Mỹ có sự thay đổi nhất là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, có sự chuyển dịch dân cư trên lãnh thổ Hoa Kỳ từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương hướng về phía nam và vùng duyên hải phía tây ven Thái Bình Dương do sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp mới.
4. Sự khác biệt về khí hậu , dân cư giữa lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ.
a- Khí hậu:
- Phần lớn lãnh thổ Bắc Mỹ nằm trong môi trường đới ôn hoà, đại bộ phận diện tích lãnh thổ có khí hậu ôn đới.
- Phần lớn lãnh thổ Nam Mỹ nằm trong môi trường đới nóng, khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn ở Nam Mỹ.
b- Dân cư:
-Bắc Mỹ : Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it chiếm tỷ lệ lớn ( hơn ¾ dân số Bắc Mỹ ), ngôn ngữ chính : tiếng Anh ( Hoa Kỳ, Canada ) , tiếng Tây Ban Nha ( Mehico ).
-Nam Mỹ: Người lai chiếm đa số, ngôn ngữ chính tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha.
5. Sự khác nhau giữa cấu trúc địa hình Nam Mỹ và cấu trúc địa hình Bắc Mỹ :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Dũng
Dung lượng: 18,03KB|
Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)