ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM
Chia sẻ bởi Đặng Đình Kiên |
Ngày 16/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP CUỐI NĂM
ÔN TẬP CUỐI NĂM
Câu 1: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX I. Các thành phần văn học từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX. 1. Văn học chữ Hán - Bao gồm các sáng tác chữ Hán của người Việt. Xuất hiện rất sớm tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại bao gồm cả thơ và văn xuôi. Thể loai gồm: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật... 2. Văn học chữ Nôm - Cuối thế kỉ thứ XIII văn học sáng tác bằng chữ Nôm xuất hiện. Nó tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại. Chủ yếu là thơ, rất ít những tác phẩm văn xuôi. Một số thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc như: Phú, văn tế chủ yếu là sáng tác theo thể khá tự do. Ngoái ra một số thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hoá như thơ Nôm Đường luật, Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ thếkỉ X đến hết thế kỉ XIX 1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV - Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV phát triển trong hoàn cảnh dậy gió tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc . + Hai lần chiến thắng quân Tống. + Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. + Hai mươi năm chiến đấu và chiến thắng quân Minh. - Thành phần chủ yếu văn học viết bằng chữ Hán, từ thế kỉ thứ XIII có chữ Nôm, Nhưng thành tựu chủ yếu vẫn là văn học viết bằng chữ Hán. - Nội dung yêu nước chống xâm lược và tự hào dân tộc. - Nghệ thuật đạt được những thành tựu như văn chính luận, văn xuôi đều về đề tài lịch sử, văn hoá. Thơ phú đều phát triển - Các tác phẩm và tác giả: SGK 2. Thế kỉ thứ XV đến hết thế kỉ thứ XVII - Sau chiến thắng quân Minh, nước Đại Việt phát triển tới đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam. Bước sang thế kỉ XVI và đến hết thế kỉ XVII xã hội phong kiến Việt Nam trượt dần trên một cái dốc không gì cứu vãn nổi. Xung đột giữa các tập đoàn pgong kiến dẫn đến nội chiến Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn kéo dài gần hết một thế kỉ. - Nội dung: Ca ngợi cuộc kháng chiến chống quân Minh (Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi). Thiên Nam ngữ lục là tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ Đã đánh dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca sang phê phán những suy thoái về đạo đức và hiên thực xã hội. - Nghệ thuật: SGK 3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX - Hoàn cảnh đáng lưu ý nhất của lịch sử dân tộc là những cuộc nội chiến và bão táp của các cuộc khởi nghĩa nông dân. cuộc khởi nghĩa của đội quân áo vải cờ đào đã lật đổ các tập đoàn phong kiến Đàng trong (chúa Nguyễn), Đàng ngoài (vua Lê, Chúa Trịnh), đánh tan quân xâm lược Xiêm ở phía Nam, 20 vạn quân Thanh ở phía Bắc, phong trào Tây Sơn suy yếu, Triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế. Đất nước nằm trước hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp. -Văn học phát triển vượt bậc về nội dung đã xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Đó là tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do cho con người (Trong đó có con người cá nhân). - Tác phẩm: SGK. - Nghệ thuật: SGK. 4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX - Pháp xâm lược Việt Nam - kẻ thù mới đã xuất hiện. Cả dân tộc đứng lên chống ngoại xâm. Xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến (quyền hành trong tay bon thực dân phong kiến chỉ là tay sai) - Văn học phát triển phong phú mang âm điệu bi tráng. - Nội dung;SGK. - Nghệ thuật: SGK. III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX - Do 3 yếu tố tác động: + Tinh thần dân tộc (truyền thống) + Tinh thần thời đại + ảnh hưởng từ nớc ngoài. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Đình Kiên
Dung lượng: 18,92KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)