ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 6 THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

Chia sẻ bởi Nguyễn Thái Bình | Ngày 18/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 6 THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 6
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

ĐẠI CƯƠNG VỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT

1- Phân biệt được vật sống và vật không sống ? Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống?
*Phân biệt
Vật sống
Vật không sống

-Ví dụ: Cây đậu, con gà
-Dấu hiệu:
Có sự trao đổi chất với môi trường:
Lớn lên (sinh trưởng- phát triển)
Sinh sản
Cảm ứng
-Ví dụ: Hòn đá
-Dấu hiệu:
+Không có
+Không có
+Không có
+Không có

* Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: Cảm ứng, vận động, trao đổi chất, lớn lên, sinh sản.

2-Nêu các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng?
*Nhiệm vụ của sinh học: Nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống:
-Hình thái, Cấu tạo. ví dụ hình thái cấu tạo của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
-Hoạt động sống: VD sự phân bào, hút nước của rễ, sự vận chuyển các chất trong thân
-Mối quan hệ giữa các sinh vật và với môi trường: VD thực vật góp phần điều hoà khí hậu,
-Ứng dụng trong thực tiễn đời sống: vui sới đất tơi xốp để hạt hay rễ cây hô hấp và phất triển tốt…
*Nhiệm vụ của thực vật học:Nghiên cứu các vấn đề sau:
-Hình thái
-Cấu tạo
-Hoạt động sống
-Đa dạng của thực vật
-Vai trò
-Ứng dụng trong thực tiễn đời sống

3-Nêu sự đa dạng phong phú và đặc điểm chung của thực vật ?
*Sự đa dạng phong phú của thực vật được biểu hiện bằng:
-Đa dạng về sự môi trường sống: Thực vật có thể sống ở:
+Các miền khí hậu khác nhau. Ví dụ: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
+Các dạng địa hình khác nhau . Ví dụ: đồi núi, trung du, đồng bằng, sa mạc.
+Các môi trường sống khác nhau. Ví dụ. Nước, trên mặt đất.
-Số lượng các loài. Lớn
-Số lượng cá thể trong loài. Nhiều
*Các đặc điểm chung của thực vật:
-Tự tổng hợp chất hữu cơ.(Quang hợp)
-Phần lớn thực vật không có khả năng di chuyển
-Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

4-Trình bày vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.
*Vai trò của thực vật:
-Đối với tự nhiên: ví dụ: Làm giảm ô nhiễm môi trường..
-Đối với động vật: ví dụ: Cung cấp thức ăn, chỗ ở…
-Đối với con người: ví dụ: Cung cấp lương thực, mỹ nghệ, thuốc....
*Sự đa dạng phong phú của thực vật:
Thành phần loài, số lượng loài, môi trường sống

5- Phân biệt thực vật có hoa và không có hoa và cho ví dụ?
Thực vật có hoa
Thực vật không có hoa

-Thực vật có hoa là nhữ thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt
-VD: Bưởi, lúa, ngô…

-Thực vật không có hoa là thực vật mà cơ qun sinh sản không có hoa, quả, hạt.
-VD: Rêu, dương xỉ, thông…


6-Phân biệt cây một năm và cây lâu năm và cho ví dụ?
Cây một năm
Cây lâu năm

-VD: Cây lúa
-Thời gian sống: có vòng đời kết thúc trong 1 năm.
-Số lần ra hoa kết quả trong đời: 1 lần
-VD: Cây bưởi
-Thời gian sống: Cây sống lâu năm thường ra hoa kết quả nhiều lần trong đời.
-Số lần ra hoa kết quả trong đời: nhiều lần


I - TẾ BÀO THỰC VẬT

1- Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp?
-Cấu tạo: Kính gồm 2 phần:
+ Tay cầm bằng kim loại.
+ Tấm kính trong lồi 2 mặt.
-Cách sử dụng: Tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát mẫu vật, mắt nhìn vào vật kính, di chuyển kính lên từ từ cho đến khi nhìn rõ vật.

2-Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi?
-Cấu tạo: Gồm 3 phần chính:
+Chân kính: gúp kính đứng vững.
+Thân kính:
*Ống kính:
-Thị kính (kính để mắt vào quan sát)
-Đĩa quay gắn các vật kính
-Vật kính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thái Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)