Đề cương ôn tập kiểm tra 1t Sử HK1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Long | Ngày 26/04/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra 1t Sử HK1 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KT 1 TIẾT SỬ
Made by: NTL class7/10
1/ Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? So sánh sự khác nhau giữa TTTĐ và LĐPK.
*Nguyên nhân: Cuối thế kỷ XI, hàng thủ công sản xuất nhiều -> trao đổi mua bán -> thị trấn ra đời -> thành thị trung đại xuất hiện.
*So sánh sự khác nhau giữa TTTĐ và LĐPK:
Lãnh địa phong kiến
 Thành thị trung đại

+ kìm hãm sự phát triển của XHPK

+ kinh tế: tự túc, tự cấp
+ hình thức sản xuất: nông nghiệp
+ Xã hội: lãnh chúa, nông nô
+ thúc đẩy XHPK phát triển

+ kinh tế: trao đổi mua bán hàng hoá
+ hình thức sản xuất: thủ công nghiệp,
thương nghiệp
+ Xã hội thợ thủ công, thương nhân

2/ Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?
* Những giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến:
+ Ở phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh
+ Ở phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô
* Quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột:
Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô
3/Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê -Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại.
-Vua mới còn nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ chính.
- Nhà Tống lăm le xâm phạm bờ cõi Đại cồ Việt.
-Các tướng lĩnh và quân đội suy tôn Lê Hoàn lên làm vua.
-Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nên nhà Lê.
-Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư và đại sư. Dưới vua là các quan văn, quan võ
-Các con vua được phong vương và trân giữ các vùng hiểm yếu.

4/ Nêu đời sống, kinh tế, XH và văn hóa thời Tiền Lê. Tại sao nhà sư lại thuộc tầng lớp thống trị?
*Xã hội:  -Tầng lớp thống trị : vua , quan văn, quan võ , cùng 1 số nhà thơ -Tầng lớp bị trị : đa số là nông dân tự do -Tầng lớp nô tì *Văn hoá: -Giáo dục chưa phát triển -Nho học chưa tạo ảnh hưởng
-Đạo phật được truyền bá rộng rãi ,nhà sư được quý trọng ,xây dựng chùa chiền
*Văn hoá nhân gian: đua thuyền , đấu võ .
5/ Trình bày cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1076_1077). Tại sao khi quân ta chiến thắng nhưng Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với giặc? Nhận xét về cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
*Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược:
-Cuối năm 1076, một đạo quân gồm 10 vạn binh Tống, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hòa Mâu theo đường biển tiếp ứng.
-Tháng 1-1077, quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc.
-Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc
-Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được
-Quân Tống đóng quân ở bờ Bắc sông Như Nguyệt không thể tiến sâu vào.
-Cuối xuân 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc
-Quân giặc “mười phần chết đến năm sáu phần”
-Quách Quỳ chấp nhận giảng hòa với Lý Thường Kiệt và rút quân về nước.
-Quân ta giành thắng lợi
* Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với giặc:
-Để đảm bảo hòa bình, bớt thương vong và tránh sự thù hận của quân Tống.  - Thể hiện sự khéo léo và mềm dẻo về chính sách ngoại giao của Lý Thường Kiệt
* Nhận xét về cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:
-Cách đánh giặc của Lí Thường Kiệt ``rất độc đáo và sáng tạo``:        -Vì:                +Xây dựng phòng tuyến ở sông Như Nguyệt.                +thực hiện chủ chương “Tiến công trước để tự vệ.”                +Đánh vào tâm lí của địch.                +Kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÝ (câu 3)


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)