đề cương nghiên cứu khoa học

Chia sẻ bởi đặng thị hương | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: đề cương nghiên cứu khoa học thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:


Tên đề tài:
Nghiên cứu trồng rừng thử nghiệm phục hồi một số lòai thực vật quý hiếm

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1.Tính cấp thiết của đề tài:

MỞ ĐẦU
Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào có tính chất hệ thống về các lòai này tại Vườn QG Bidoup-Núi Bà;
Một vài công trình điều tra về hiện trạng các lòai nghiên cứu tại Vườn QG cho thấy sự thiếu vắng các lớp cây kế cận, trong khi đó quần thể đang có xu hướng thóai bộ do già cỗi, một số cây đã bị đổ ngã; vì vậy một nghiên cứu về sinh thái quần thể và các đặc điểm tái sinh cho các lòai là cần thiết cho việc
bảo tồn loài cây hiệu quả.
Bách xanh là lòai cây có giá trị kinh tế khá cao, áp lực thu hẹp quần thể của lòai do các tác động của con người đang xảy ra; việc nghiên cứu để hiểu biết thêm về các đặc tính của lòai là quan trọng cho một chiến lược bảo tồn hiệu quả.
2.Mục tiêu, nội dung nghiên cứu:
2.1.Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định các đặc điểm về phân bố quần thể, một số đặc tính sinh thái và kỹ thuật nhân giống của các loài cây Thông lá dẹt, Thông năm lá Đà Lạt và Bách xanh trong lâm phần quản lý của Vườn Quốc Gia Bidoup-Núi Bà;
Đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng và các giải pháp góp phần phát triển một chiến lược bảo tồn hiệu quả nguồn gien các loài trên.



2.2.1.Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái:
− Tình hình phân bố quần thể các loài cây nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà.
− Cấu trúc tầng thứ của các loài Thông lá dẹt, Thông năm lá Đà Lạt và Bách xanh.
− Cấu trúc tổ thành và quan hệ giữa các loài nghiên cứu với các loài cùng
tầng thứ trong lâm phần có phân bố của chúng.
− Khả năng tái sinh tự nhiên, sơ bộ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tái sinh tự nhiên của chúng.
2.2.2.Ngiên cứu về kĩ thuật nhân giống trồng rừng:
− Xác định thời điểm thu hái, phương pháp bảo quản và xử lý hạt giống.
− Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái (tỷ lệ che bóng, thành phần hỗn hợp ruột bầu) đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm.
− Giâm hom thử nghiệm các loài Thông năm lá Đà Lạt và Thông lá dẹt
− Xác định tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn.
− Theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng của rừng trồng.
−Đề xuất kỹ thuật gây trồng các loài cây Thông lá dẹt, Thông năm lá Đà Lạt và Bách xanh tại Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1.Đối tượng nghiên cứu:
3.2.Phạm vi nghiên cứu:
Trong lâm phần quản lý của Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà, chủ yếu kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới
4.1.ngiên cứu về các đặc điểm sinh thái:
Điều tra thu thập số liệu về tình hình phân bố của các lòai nghiên cứu trong khu vực quản lý của Vườn Quốc Gia
Lập các tuyến điều tra song song trên các khu vực qua điều tra thu thập số liệu cho thấy có sự xuất hiện của các lòai nghiên cứu trong lâm phần quản lý của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Để xác định tình hình phân bố quần thể của ba loài nghiên cứu, trên các tuyến, cứ 200m tiến hành các khảo sát ra 4 bên, bán kính khảo sát khoảng 100m.
4.2.Nghiên cứu kĩ thuật nhân giống:
Theo dõi vật hậu
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái ñến sinh trưởng câymcon trong giai đoạn vườn ươm
Giâm hom thử nghiệm
Xây dựng mô hình trồng vườn giống : Diện tích trồng 02 ha
Bố trí các mô hình trồng rừng thử nghiệm

Chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu và sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
NỘI DUNG
‘Bảo Tồn Nguồn Gen Cây Rừng’ của tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam vào năm 1997
‘Các loài Thông có nguy cơ bị đe doạ có nhiều cây con, cây non tái sinh và hiếm ở Việt Nam’ dưới sự tài trợ The Fauna and Flora International Global Trees Campaign and FFI Vietnam Program năm 2002
‘Các lòai cây lá kim’ ở Việt Nam được Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp xuất bản vào năm 2004
‘Cây lá kim ở Việt Nam’ Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip IanThomas xuất bản vào năm 2004
Một nhóm tác giả trong và ngoài nước có tên ‘Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004’




Chương 2
Phương pháp phân tích số liệu:

Các số liệu thu thập được, được tính toán và xử lý thống kê trên máy tính và các phần mềm thống kê chuyên dùng khác.
Chương 3
Dự kiến kết quả đạt được:

Đặc điểm sinh học của các loài nghiên cứu, bản đồ phân bố quần thể, kỹ thuật nhân giống, gây trồng và đề xuất giải pháp bảo tồn.

Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hoàng Nghĩa, “Bảo Tồn Nguồn Gien Cây Rừng”. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp. Hà Nội – 1997.
2. Nguyễn Hoàng Nghĩa, “Nhân Giống Vô Tính Và Trồng Rừng Dòng Vô
Tính”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội – 2001.
3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, “Các Loài Cây Lá Kim Ở Việt Nam”. Nhà xuất
bản Nông Nghiệp. Hà Nội – 2004.
4. Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, “Cây Lá Kim Việt Nam”. Nhà
xuất bản Thế giới. Hà Nội – 2004.
5. Aljos Farjon, “Các Loài Thông Hiếm và Có Khả Năng Bị Đe Doạ ở Việt
Nam” Báo Cáo cho Fauna and Flora International (FFI) Global Trees Campaign
& FFI Vietnam Programme. 2004.
6. Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, P.I. Thomas, A.
Farjon, L. Averyanov & J. Regalado Jr. (2004). ‘Thông Việt Nam: Nghiên cứu
hiện trạng bảo tồn 2004’ Fauna & Flora Internetional, Chương trình Việt Nam,
Hà Nội.
7. Trần Thị Thu Trang và cộng sự, “Xem Xét Lại Hiện Trạng Các Loài
Thông Bản Địa Vườn Quốc Gia Bidoup-Núi Bà”. Tháng 10, năm 2005.
8. Phó Đức Đỉnh và cộng sự, “ Báo Cáo Kết Quả Điều Tra Đánh Giá Hiện
Trạng Tài Nguyên Rừng và Đa Dạng Sinh Học Vùng Tiểu Dự Án BC tại Lâm
Đồng”. Năm 2006.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đặng thị hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)