Đề cương môn vật lý

Chia sẻ bởi Trịnh Văn Tôn Trọng | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Đề cương môn vật lý thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn: Vật lí
(((
Chương I: Động học chất diểm
1. Chuyển động cơ
a. Chuyển động cơ là gì ?
- Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
Trong điều kiện nào một vật được coi là chất điểm ?
- Kích thước của một vật rất nhỏ so với độ dài đường đi.
Quỹ đạo của chuyển động là gì ?
- Là đường đi của một chất điểm ( tập hợp tất cả các điểm mà vật đi được ).
b. Để xác định vị trí của vật trong không gian tại một thời điểm ta cần có điều gì ?
- Vật làm mốc và thước đo.
- Hệ tọa độ.
2. Chuyển động thẳng đều
a. Chuyển động thẳng đều là gì ?
- Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
b. Công thức và chú thích các đại lượng: phương trình chuyển động và quãng đường
Công thức tính vận tốc trung bình:

Trong đó: v là vận tốc trung bình ( m/s )
s: là quãng đường vật đi được ( m )
t: là thời gian vật đi được ( t )
- Vận tốc trung bình cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
- Phương trình chuyển động thẳng đều
x = x + S
x = x+ vt




3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
a. Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì ? Thế nào là chuyển động nhanh và chậm dần đều ?
- Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng , có độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.
+ Chuyển động thẳng nhanh dần đều
+ Chuyển động thẳng chậm dần đều
- Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động có vận tốc nhanh dần theo thời gian.
- Chuyển động chậm dần đều là chuyển động có vận tốc chậm dần theo thời gian.
b. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc là gì ? Đơn vị đo?
- Gia tốc là đại lượng được xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc ( ) và khoảng thời gian vận tốc biến thiên ( ).
- Là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của vận tốc.
Gia tốc có hướng và độ lớn như thế nào ?
- Vì  >> 0  > 0 ( a cùng phương với ,
Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động nhanh dần và chậm dần?
* Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động nhanh dần
- Khi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều, vectơ gia tốc có gốc ở vật chuyển động, có phương và chiều trùng với phương và chiều của vectơ vận tốc và có độ dài tỉ lệ với độ lớn theo một tỉ xích nào đó.
* Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động chậm dần
- Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều với vectơ vận tốc.

c. Các công thức và chú thích các đại lượng
a = =

Công thức gia tốc


Trong đó a: gia tốc ( m/s)
Δv: độ biến thiên của vận tốc
Δt: độ biến thiên của thời gian
Công thức tính s, v của chuyển động thẳng nhanh dần đều
() Công thức tính vận tốc


 a = = (
() Công thức tính quãng đường
s = 

() Công thức liên hê giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều.




- Chú thích đại lượng:
+ v: vận tốc lúc sau ( m/s )
+ v : vận tốc lúc đầu hoặc đang ( m/s )
+ t : thời gian ( s )
+ a: gia tốc ( m/s)
+ s : quãng đường ( m )
4. Sự rơi tự do
a. Nguyên nhân làm cho vật rơi nhanh chậm khác nhau ?
- Do sức cản của không khí.
Thế nào chuyển động rơi tự do ? Sự rơi của các vật trong không khí khi nào gọi là rơi tự do ?
- Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mỗi vật đều rơi nhanh như nhau và sự rơi này là sự rơi tự do.
- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
b. Đặc điểm của rơi tự do ?
- Phương: Thẳng đứng
- Chiều: từ trên xuống
- Chuyển động rơi tự do: chuyển động thẳng nhanh dần đều




Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào các yếu tố
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Văn Tôn Trọng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)