De cuong mon tin hoc 12

Chia sẻ bởi Ngô Thùy Dương | Ngày 25/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: de cuong mon tin hoc 12 thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG MÔN TIN HỌC KHỐI 12
NĂM HỌC 2009-2010

BÀI 10: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Mô hình dữ liệu quan hệ:
Mô hình quan hệ có các yếu tố:
+ Về mặt cấu trúc: Dữ liệu được thể hiện dưới dạng quan hệ (bảng) bao gồm:
Mỗi cột: thể hiện thông tin về một thuộc tính.
Mỗi hàng thể hiện thông tin về một đối tượng.
+ Về mặt thao tác trên dữ liệu: có thể xử lí dữ liệu trong bảng như:
Cập nhật dữ liệu.
Thống kê truy xuất dữ liệu
+ Về mặt các ràng buộc dữ liệu: dữ liệu trong bảng phải thoả mãn một số ràng buộc.
Cơ sở dữ liệu quan hệ:
Khái niệm CSDL quan hệ: CSDL được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ gọi là CSDL quan hệ. Hệ quản trị CSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ gọi là hệ quản trị CSDL quan hệ.
Khoá và liên kết giữa các bảng
+ Khoá: khoá của một bảng là một tập thuộc tính gồm một hay một số thuộc tính của bảng thoả mãn hai tính chất sau:
Không tồn tại hai bộ trong bảng có giá trị bằng nhau trên khoá.
Không có tập con thực sự nào của tập thuộc tính thoả mãn điều kiện trên.
+ Khoá chính: một bảng có thể có nhiều khoá. Ta chọn một khoá làm khoá chính, các ràng buộc đối với khoá chính:
Thuộc tính làm khoá chính phải đầy đủ dữ liệu.
Giá trị tại trường khoá chính phải không được giống nhau.
+ Liên kết
Để tạo liên kết giữa hai bảng: hai bảng phải có một thuộc tính chung
Sự liên kết giữa các bảng đa số dựa trên thuộc tính khoá.
Khi kết nối từng cặp lại với nhau, ta có sự liên kết gián tiếp giữa các bảng trong cùng một CSDL.

BÀI 11: CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Tạo lập CSDL:
Tạo bảng: Các thao tác tạo cấu trúc bảng:
Đặt tên trường, chọn kiểu dữ liệu và kích thước cho trường.
Chỉ định trường khoá chính.
Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng.
Tạo liên kết giữa các bảng.
Cập nhật CSDL: Sau khi tạo cấu trúc cho bảng, ta có thể cập nhật dữ liệu cho bảng, đó là:
Nhập(nhập mới hoặc thêm) bản ghi cho bảng;
Chỉnh sửa dữ liệu;
Xoá bản ghi.
Khai thác dữ liệu:
Sắp xếp bản ghi;
Truy vấn dữ liệu;
Xem dữ liệu;
In báo cáo.

BÀI 12: CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ CSDL
CSDL tập trung:
Trong hệ CSDL tập trung: Dữ liệu được lưu trữ tập trung tại một máy hoặc một dàn máy. Có ba kiểu kiến trúc tập trung:
Hệ CSDL cá nhân: là hệ CSDL chỉ có một người dùng.
Hệ CSDL trung tâm: là CSDL được cài trên máy tính trung tâm, người dùng khi cần lấy dữ liệu phải truy cập vào máy tính trung tâm này.
Hệ CSDL khách-chủ: máy chỉ có nhiệm vụ cung cấp tài nguyên cho các máy con(máy khách)
Hệ CSDL phân tán:
Khái niệm: CSDL phân tán là một tập hợp dữ liệu có liên quan về mặt lôgic được dùng chung và phân tán về mặt vật lí trên một mạng máy tính.
Một hệ QTCSDL phân tán là một hệ thống phần mềm cho phép QTCSDL phân tán và làm cho người dùng không nhận thấy sự phân tán.
Một số ưu điểm và hạn chế của hệ CSDL phân tán
Ưu điểm:
Cấu trúc phân tán dữ liệu thích hợp với nhiều người dùng;
Dữ liệu được chia sẽ trên mạng nhưng vẫn cho phép quản lí địa phương;
Dữ liệu có tính tin cậy cao;
Cho phép mở rộng linh hoạt.
Nhược điểm:
Hệ thống phức tạp hơn’
Thiết kế CSDL phức tạp, chí phí cao;
Đảm bảo an ninh khoá khăn hơn.

BÀI 13: BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC HỆ CSDL
Bảo mật thông tin trong hệ CSDL là:
Ngăn chặn các truy cập không được phép;
hạn chế tối đa các sai sót của người dùng;
đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi;
không tiết lộ nội dung dữ liệu cũng như chương trình xử lí.
Các giải pháp bảo mật chủ yếu:
Chính sách và ý thức: Cần tự giác thi hành các điều khoản quy định của pháp luật.
Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng: Nhất thiết phải có các cơ chế bảo vệ, phân quyền truy cập thì mới có thể đưa CSDL vào khai thác thực tế.
Mã hoá thông tin và nén dữ liệu: giúp giảm dung lượng lưu trữ, góp phần tăng cường bảo mật
Lưu biên bản: giúp khôi phục dữ liệu khi có sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thùy Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)