đề cương môn sử năm học 2010- 2011
Chia sẻ bởi Tô Thị Nhật Hoài |
Ngày 08/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: đề cương môn sử năm học 2010- 2011 thuộc Tập đọc 1
Nội dung tài liệu:
Bài 22: KHỞI NGHĨA LÍ BÍ NƯỚC VẠN XUÂN (TT)
( 542- 602)
3. Chống quân xâm lược
- Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo 2 đường thủy bộ tiến vào Vạn Xuân.
- Quân ta chặn địch không được nên rút lại về thành, cửa sông Tô Lịch. Thanh vỡ, Lí Bí cho rút quân về Gia Ninh (Phú Thọ). Sau đó đóng quân ở hồ Điển Triết. Sau đó rút quân vào động Khuất Lão (Phú Thọ).
- Năm 548, Lí Bí mất.
4. Triệu Quang Phục đánh quân Lương như thế nào?
- Triệu Quang Phục là 1 tướng trẻ có tài được vua Lí Nam Đế rất tin cậy.
- Ông cho rút quân về đầm Dạ Trạch (Hưng Yên)
- Tổ chức cách đánh du kích. Tình thế giằng co kéo dài.
- Năm 550, nhà Lương có loạn. Trần Bá Tiên về nước
=> Quân ta phản công đánh tan quân xâm lược. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
5. Nước Vạn Xuân độc lập và kết thúc như thế nào?
- Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương). Tổ chức lại chính quyền.
- 20 năm sau, Lí Phật Tử cướp ngôi Triệu Quang Phục.
- Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lí Phật Tử bị vây hãm và bắt về Trung Quốc.
…………………………………………………………………………….
BÀI 23: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỈ VII- IX
Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?
- Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.
+ Phủ hộ nằm ở Tống Bình. Các châu huyện do người Trung Quốc cai trị
+ Ở miền núi do các tù trưởng địa phương cai quản, các hương xã do người Việt tự cai quản.
- Nhà Đường tiến hành sửa sang đường bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình đến các quận huyện khác. Xây thành đắp lũy, tăng thêm quân số.
- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường còn đặt nhiều thứ thuế mới: muối, sắt, đay, gai,… Tăng cường cống nạp các sản vật quý hiếm như: ngọc trai, sừng tê, đặt biệt là vải quả.
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).
* Diễn biến:
- Đến thế kỉ VII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu, được sử ủng hộ của nhân dân Ái Châu, Diễn Châu.
- Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) làm căn cứ.
+ Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm- Pa bao vây thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách chạy về Trung Quốc.
+ Năm 722, nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận.
Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776- 791).
+ Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em trai là Phùng Hải họp nghĩa quân ở Đường Lâm được nhân dân ủng hộ.
+ Sau đó nghĩa quân tiến về bao vậy Tống Bình. Viên đô hộ Cao Chính Bình cố thủ trong thành rồi mắc bệnh chết. Phùng Hưng chiếm thành, sắp xếp việc cai trị.
+ Phùng Hưng mất, Phùng An là con trai nối nghiệp.
+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.
* Ý Nghĩa:
- Thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân ta, đấu tranh bảo vệ nên độc lập quốc gia.
…………………………………………..........................................
BÀI 26: CUỘC ĐÂU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG
1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ.
* Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc.
- Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu.
- Giữa năm 905, tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị giáng chức.
=> Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ nổi dậy chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ. Xây dựng chính quyền tự chủ.
- Đầu năm 906, vua Lương buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ
* Những việc làm của họ Khúc và ý nghĩa.
- Đặt lại các khu hành chính, cử người trông coi mọi việc đến các tận xã, xem xét và định lại mức tế, bãi bỏ các thứ thuế lao dịch thời bắc thuộc.
- Lấy Lại sổ hộ khẩu.
=> Chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lại của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc.
2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930-931)
- Mùa thu 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta => Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi bị bắt về Trung Quốc.
=>
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tô Thị Nhật Hoài
Dung lượng: 63,00KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)