Đề cương môn sử

Chia sẻ bởi Châu Thanh Hằng | Ngày 16/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề cương môn sử thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:






II. Văn Hóa:
- Nho giáo vận được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
- Phật giáo, đạo giáo giữ được phục hồi.
- Văn hóa truyền thống, lễ hội được duy trì; đoàn kết xóm làng, yêu quê hương đất nước.
- Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) đến nước ta truyền đạo Thiên Chúa.
- Hoạt động của đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh-Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền đạo.

2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:
- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng việt đã rất phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây (trong đó có a-lếch-xăng đơ Rốt) đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng việt và sử dụng trong việc truyền đạo.
- Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân và trở thành Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.

3. Văn học và nghệ thuật dân gian:
- Thế kỉ XVI – XVIII: văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh, nội dung viết về hạnh phúc cn người, tố cáo những bất công xã hội... Các nhà thơ Nôm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy từ,...
- Thế kỉ XVIII,văn học dân gian phát triển: truyện Nôm dài(Phan Trần, Nhị độ Mai,...)
, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn
- Nghệ thuật dân gian chủ yếu múa trên dây, múa đèn, điêu khắc... Nghệ thuật sân khấu như chèo tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển.





II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm:
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn:
- Tháng 9 năm 1773, quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn, địa bàn hoạt động rộng suốt từ Quảng nam đến Bình Thuận.
- Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc. Chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn phải vượt biễn vào Gia Định.
- Quân Tây Sơn ở thế bất lợi, Nguyễn Nhạc tạm hòa với quân trịnh để dồn sức đánh chúa Nguyễn.
- Lần tiến quân, năm 1777 Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ.


2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)
- Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, năm 1784 hơn 5 vạn quân thủy – bộ Xiêm kéo vào chiếm miền tây Gia Định (các tỉnh miền tây Nam Bộ) và gây ra nhiều tội ác với nhân dân
- Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) để nhử quân địch.
- Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước, Nguyễn Ánh thoát chết đến sang Xiêm lưu vong
(Ý nghĩa:
- Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới, trở thành phong trào quật khởi của dân tộc.

IV. Tây Sơn đánh tan quân Thanh:
1. Quân Thanh xâm lược nước ta:
- Lê Chiêu Thống sai người cầu cứu nhà Thanh. Cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.
-Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm cho quân rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp – Biện Sơn đồng thời cho người về Phú Xuân cấp báo Nguyễn Huệ.
- Tại Thăng long quân ra sức cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo. Lê Chiêu Thống tìm cách trả thù báo án rất tàn ngược khiến lòng người căm phẫn

2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) lập tức tiến quân ra Bắc, đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân.
- Từ Tam Diệp, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến ra Bắc, Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn điền tiêu.
- Mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi bỏ chạy tán loạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Châu Thanh Hằng
Dung lượng: 43,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)