Đề cương môn Lịch sử văn học Trung Quốc

Chia sẻ bởi Trần Đại Nghĩa | Ngày 26/04/2019 | 128

Chia sẻ tài liệu: Đề cương môn Lịch sử văn học Trung Quốc thuộc Tiếng Trung Quốc

Nội dung tài liệu:

五四文学革命
Văn học hiện đại Trung Quốc được tính từ cách mạng văn học 1917
Cách mạng tân hợi (辛亥革命) năm 1911 lật đổ ách thống trị của nhà Thanh, lập nên Trung Hoa dân quốc
Phong trào Ngũ Tứ ( 五四运动) là phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc chống đế quốc và phong kiến, mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 4.5.1919 của thanh niên học sinh, sinh viên Bắc Kinh phản đối quyết định của Hội nghị Hoà bình Pari chuyển tỉnh Sơn Đông từ thuộc địa của Đức thành thuộc địa của Nhật. Thời kì này bản chất của xã hội trung quốc là xã hội thực dân nửa phong kiến (封建半殖民地). Phong trào Ngũ Tứ có ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử Trung Quốc, thúc đẩy việc phát triển khoa học và dân chủ. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), phong trào phát triển nhanh chóng ra cả nước, mở đầu thời kì cách mạng dân chủ mới ở Trung Quốc, thức tỉnh giai cấp công nhân và những người yêu nước hướng về học thuyết Mac - Lênin, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản (1921).
09/1915 Tòa soạn báo Tân thanh niên (新青年) do Trần Độc Tú (陈独秀) sáng lập ra đời ở Thượng Hải. Tân Thanh niên thông qua loạt bài viết về cuộc nói chuyện giữa hai nhân vật 德先生 và 赛先生 dể giương cao ngọn cờ dân chủ (民主) và khoa học (科学) với mục đích đả kích xã hội phong kiến.
01/1917 Hồ Thích (胡适) viết bài《文学改良刍议》đăng trên Tân Thanh niên đã nêu lên 八事 (sau này được gọi là八不主义)trang 6 sgk
02/1917 Trần Độc Tú (陈独秀) viết bài《文学革命论》đăng trên Tân Thanh niên đề cập đến 三大主义trang 6 sgk
鲁迅(1881-1936)
Tên thật 周树人,Hiệu豫才. Quê ở Thiệu Hưng, Chiết Giang (浙江绍兴)
1918 bắt dầu sử dụng bút danh 鲁迅 khi viết bài trên báo Tân thanh niên
Sinh ra trong một gia đình quan lại đã sa sút, Cha đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan, bị bệnh mất sớm. Mẹ là Lỗ Thụy. Bà đã sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn qua vệc bà kể cho ông nghe nhiều truyện cổ dân gian. Lỗ Tấn là bút danh ông lấy từ họ mẹ.
13 tuổi ông nội Lỗ Tấn mắc vào vụ án ở trường thi và phải vào tù -> gia đình sa sút, luôn gặp khó khăn
1902 du học Nhật Bản. Tại đây ông tham gia Quang Phục hội, một tổ chức yêu nước của người Trung Quốc.
09/1904 chính thức vào học ngành y ở trường Đại học Tiên Đài.
1906 thôi học và bắt đầu hoạt động văn nghệ bằng việc dịch và viết một số tiểu luận giới thiệu các tác phẩm văn học châu Âu
Tác phẩm truyện (chỉ quan tâm tới truyện chứ không nói đến thơ và kí):
Đề tài chính: người nông dân và tầng lớp tri thức
tập trung tại 3 tập呐喊、彷徨、故事新编
2 tập truyện ngắn kiệt xuất 呐喊 (14 truyện) và 彷徨 (11 truyện) được coi là thành tựu vĩ đại nhất thể hiện rõ chủ nghĩa hiện thực cách mạng và nhất là phản ánh rõ thời gian từ cách mạng Tân hợi đến sau cách mạng văn học thời kì vận động ngũ tứ.
呐喊 (xuất bản 08/1923) tập hợp 14 tác phẩm được viết từ 1918-1922
彷徨 (xuất bản 08/1926)tập hợp 11 tác phẩm được viết trong thời gian 1924-1925
Nhật kí người điên (狂人日记)) là tác phẩm đầu tiên mở đầu cho cách viết văn bằng văn bạch thoại (白话文). Tác phẩm được viết vào tháng 04/1918, được đăng trên báo Tân Thanh niên vào tháng 05 là tiếng thét vào chế độ phong kiến (封建制度) và lễ giáo “ăn thịt người” (吃人的礼教) ở Trung Quốc, cũng là tác phẩm đầu tiên của phong trào phản phong ở Trung Quốc.
阿Q正传 (viết vào thời gian 12/1921-02/1922), nói về phép thắng lợi tinh thần
Các tác phẩm khác: 孔乙己、药 (nói về hủ tục và bệnh tinh thần)、风破、故乡、祝福(nói về bi kịch của người nông dân)、在酒楼上、孤独者......
Tập truyện故事新编(8 truyện) có đề tài lịch sử, viết trong khoảng thời gian từ 1922-1935
Các tác phẩm khác:
野草(23 bài) viết trong thời gian 09/1924-04/1926 是鲁迅唯一的散文诗集
朝花夕拾 2-11/1926 是鲁迅唯一的散文集
郭沫若 (1892-1978)
Tên 郭开贞Quê Lạc Sơn,Tứ Xuyên (四川乐山)
Bút danh “mạt nhược” là lấy ý từ hai con sông của quê nhà: 沫:大渡河,若:青衣河
鲁迅是新文化运动的导师,郭沫若更是新文化运动的主将 (周恩来)
以浪漫主义为主,同时吸收了西方现代主义的某些因素
最大成就:第一部诗集《女神
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đại Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)