Đề cương môn học Kinh tế vi mô 2

Chia sẻ bởi Vũ Trung Kiên | Ngày 18/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Đề cương môn học Kinh tế vi mô 2 thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
MÔN : KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Thời lượng: 4 đơn vị học trình (60 tiết)
Đánh giá kết quả: 30% trong quá trình học
70% thi cuối môn học
Các kiến thức cần có: Kinh tế học vi mô, Toán
Hình thức giảng dạy: giảng lý thuyết, bài tập minh hoạ, viết tự luận
Mục tiêu, yêu cầu của môn học:
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản và các nguyên lý chung của kinh tế vĩ mô.
Trang bị cho sinh viên các nguyên lý vận hành của nền kinh tế ở mức độ vĩ mô thông qua phân tích một số mô hình kinh tế vĩ mô cơ bản
Trang bị cho sinh viên những công cụ và hiểu biết căn bản về phân tích chính sách kinh tế vĩ mô trong dài hạn.
Giáo trình, tài liệu:
Tài liệu chính:
Kinh tế học vĩ mô, Lê Bảo Lâm, Lâm Mạnh Hà, Nguyễn Thái Thảo Vy. Tài liệu lưu hành nội bộ của Đại Học Mở Bán Công TP.Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn học môn Kinh tế học vĩ mô, Lê Bảo Lâm, Lâm Mạnh Hà, Nguyễn Thái Thảo Vy. Tài liệu lưu hành nội bộ của Đại Học Mở Bán Công TP.Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo
Những vấn đề cơ bản về kinh tế vĩ mô (2000), Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, NXB Thống Kê.
Giáo Trình Kinh Tế Vĩ Mô, Trần Văn Hùng, Nguyễn Trí Hùng, Trương Quang Hùng, Nguyễn Thanh Triều, Châu Văn Thành (1999), NXB Giáo Dục
Kinh tế vĩ mô, Dương Tấn Diệp (2001), NXB Thống Kê


NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC

Chương 1: Giới thiệu về Kinh tế vĩ mô

Số tiết dự kiến: 3 tiết
Mục tiêu của chương:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
Ôn tập lại bản chất và khái niệm của Kinh tế học
Phân biệt được đối tượng nghiên cứu của Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô
Biết được các vấn đề căn bản của Kinh tế học vĩ mô
Biết được mục tiêu chung của Kinh tế học vĩ mô
Các đề mục của chương:
Đối tượng của kinh tế vĩ mô
Các vấn đề căn bản của kinh tế vĩ mô
Vai trò của kinh tế vĩ mô
Mục tiêu và chính sách của Kinh tế vĩ mô
Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết trên lớp

Chương 2: Đo lường sản lượng quốc gia

Số tiết dự kiến: 7 tiết (5 tiết lý thuyết + 2 tiết bài tập)
Mục tiêu của chương:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
Biết được khái niệm và cách tính GDP
Phân biệt được GDP và GNP
Biết được cách tính tăng trưởng kinh tế
Các đề mục của chương:
Khái niệm GDP
Các phương pháp tính GDP
GDP thực và GDP danh nghĩa
Chỉ số điều chỉnh lạm phát (GDP deflator) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Tổng sản phẩm quốc gia GNP
Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết trên lớp + bài tập

Chương 3: Tổng chi tiêu và tác động số nhân

Số tiết dự kiến: 8 tiết (5 tiết lý thuyết + 3 tiết bài tập)
Mục tiêu của chương:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể hiểu được:
Các thành phần của tổng cầu của nền kinh tế mở
Cách xác định sản lượng cân bằng
Số nhân tổng cầu
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của số nhân.
Vai trò của số nhân đến sự thay đổi sản lượng của nền kinh tế.
Các đề mục của chương:
Giới thiệu các thành tố của tổng chi tiêu
Tiêu dùng và tiết kiệm
Đầu tư
Chi tiêu chính phủ
Xuất khẩu ròng
Tác động số nhân của việc thay đổi các thành tố của tổng chi tiêu
Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết trên lớp + bài tập

Chương 4: Thị trường tiền tệ

Số tiết dự kiến: 8 tiết (5 tiết lý thuyết + 3 tiết bài tập)
Mục tiêu của chương:
Sau khi học xong chương này, sinh viên phải nắm được:
Khái niệm, hình thái và chức năng của tiền tệ.
Các thành phần của mức cung tiền tệ.
Chức năng của ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian.
Cách tạo ra tiền qua hệ thống các ngân hàng trung gian.
Khái niệm và ý nghĩa của số nhân tiền tệ.
Ảnh hưởng của lãi suất đến cầu tiền tệ.
Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ.
Sự thay đổi vị trí của điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trung Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)