Đề cương, ma trận, đề thi, đáp án kì 2

Chia sẻ bởi Trương Thế Thảo | Ngày 18/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Đề cương, ma trận, đề thi, đáp án kì 2 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Nhơn Hậu
Họ và tên: ……………………..
Lớp: 6A…
Ngày….tháng 05 năm 2013
Kiểm tra học kỳ II – NH: 2012-2013
Thời gian: 45 phút (không kể giao đề)
Điểm


Đề bài:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn câu đúng trong các câu sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời:
1. Các quả: táo, mơ, xoài, dừa thuộc:
a. Nhóm quả hạch b. Nhóm quả mọng c. Nhóm quả khô nẻ d. Nhóm quả khô không nẻ
2. Các bộ phận của hạt gồm:
a. Hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm b. Rễ mầm, chồi mầm, thân mầm, lá mầm
c. Vỏ, phôi và phôi nhũ d. Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
3. Ngành thực vật nào sau đây thuộc thực vật bậc thấp:
a. Tảo b. Rêu c. Quyết (dương xỉ) d. Hạt trần
4. Nhóm gồm toàn các cây có hoa thụ phấn nhờ gió:
a. Bí đỏ, Mai, Hồng, Cải. b. Cúc, Mai, Lúa, Vạn Thọ
c. Lúa, Ngô, Phi lao, d. Bưởi, Đào, Mai, Ngô
5. Hạt do bộ phận nào biến đổi thành:
a. Phôi b. Noãn c. Bầu nhụy d. Hợp tử
6. Điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mầm:
a. Đủ nước, đủ không khí
b. Đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp
c. Chất lượng hạt giống tốt
d. Đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp và chất lượng hạt giống tốt
7. Đặc điểm tiến hóa của Dương xỉ so với Rêu là:
a. Có thân b. Có lá c. Có bào tử d. Có rễ chính thức
8. Hoại sinh là hình thức dinh dưỡng mà:
a. Sinh vật có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ
b. Sinh vật không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ mà phải sống nhờ chất hữu cơ có sẵn trong tự nhiên
c. Sinh vật sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân hủy
d. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sống khác
9. Loại Nấm dùng để chiết lấy kháng sinh pênixilin:
a. Mốc trắng b. Nấm Linh Chi c. Mốc tương d. Mốc xanh
10. Địa y là dạng sống cộng sinh giữa:
a. Tảo và Rêu b. Tảo và Nấm c. Rêu và Nấm d. Rêu và Dương xỉ
B. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Vì sao nói: thực vật hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả?
Câu 2: (2,5 điểm) Trình bày sơ lược về vai trò của thực vật?
Câu 3: (1 điểm) Thế nào là thực vật quý hiếm? Lấy ví dụ 3 loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam?
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Phòng GD-ĐT An Nhơn Kiểm tra Học kỳ 2 – Năm học: 2012 - 2013
Trường THCS Nhơn Hậu Môn: Sinh học 6

* ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5đ)
- Chọn đúng mỗi câu được 0,5đ : 0,5 x 10 = 5đ.
- Chọn đúng: 1- a; 2- d; 3 – a; 4- c; 5 – b; 6 – d; 7 – d; 8 – c; 9 – d; 10 - b.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (5đ)
Câu 1: (1,5 điểm) Nói thực vật hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả vì hạt kín có các đặc điểm sau:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép…), trong thân có mạch dẫn phát triển. 0,5 điểm
- Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả nên được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau. 0,5 điểm
- Môi trường sống đa dạng. 0,5 điểm
Câu 2: (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thế Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)