De cuong luan van ThS

Chia sẻ bởi Chu Van Kien | Ngày 23/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: de cuong luan van ThS thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SINH HỌC
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sinh lý người và động vật
GVHD: GS.TSKH Tạ Thúy Lan
Học viên: Nguyễn Thị Mai Hương
Mã số HV: K19 0374
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em, thanh thiếu niên là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, đóng vai trò quan trọng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của thời đại là nhiệm vụ của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Sự phát triển và tăng trưởng của trẻ theo lứa tuổi, giới tính ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau. Trong những năm gần đây, điều kiện sống của người Việt Nam nói chung đã có rất nhiều thay đổi. Các thay đổi đó chắc chắn có ảnh hưởng đến các chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh.
Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo chỉ được đưa ra một cách đúng đắn và phù hợp với thực tế của từng địa phương trên có sở có các kết quả điều tra cơ bản về sự phát triển thể lực và trí lực cảu học sinh.
Hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về thể lực và trí tuệ của học sinh tỉnh Vĩnh Phúc còn ít.
Vì lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học và trung học cơ sở thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích của đề tài
- Xác định được các chỉ số thể lực của học sinh tiểu học và trung học cơ sở
- Xác định được các chỉ số trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở
- Xác định được các chỉ số trí nhớ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở
- Xác định mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các chỉ số thể lực của học sinh như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số pignet và BMI
- Nghiên cứu các chỉ số trí tuệ của học sinh như chỉ số thông minh (IQ) và sự phân bố học sinh theo các mức trí tuệ
- Nghiên cứu trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh
- Nghiên cứu mối liên quan giữa các chỉ số
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường tiểu học và THCS Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc độ tuổi từ 7 – 15 tuổi. Tất cả các đối tượng nghiên cứu có sức khỏe và trạng thái tâm sinh lý bình thường.
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Giả thiết khoa học

Đánh giá được đặc điểm phát triển của một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh trường tiểu học và THCS Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
II. DỰ KIẾN NỘI DUNG LUẬN VĂN
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Mục lục
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Điểm mới của đề tài
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.1. Các chỉ số thể lực của học sinh
1.2. Các chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao
1.2.1. Đặc điểm về trí tuệ
1.2.2. Đặc điểm về trí nhớ
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bảng1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi và
giới tính
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực của
học sinh
- Chiều cao
- Cân nặng
- Vòng ngực trung bình
- Chỉ số Pignet được tính theo công thức sau:
Pignet = chiều cao đứng (cm) – [cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm)]
Bảng 1.2. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet
- BMI được tính theo công thức:
Cân nặng (kg)
BMI =
[Chiều cao đứng (m)]2
Bảng 1.2. Phân loại thể lực theo chỉ số BMI
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao
Trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm và sử dụng test “Khuôn hình tiếp diễn” của Raven loại A, B, C, D và E (dùng cho người từ 6 tuổi trở lên).
Căn cứ vào điểm Test Raven tính chỉ số IQ theo công thức của Whech sler.

- Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Các chỉ số về thể lực của học sinh
3.1.1. Chiều cao
3.1.2. Cân nặng
3.1.3. Vòng ngực trung bình
3.1.4. Chỉ số Pignet
3.1.5. Chỉ số BMI
3.2. Các chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh
3.2.1. Chỉ số IQ và các mức trí tuệ
3.2.2. Trí nhớ của học sinh
3.2.2.1. Trí nhớ thị giác
3.2.2.2. Trí nhớ thính giác
3.3. Mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu
3.3.1. Mối tương quan giữa các chỉ số thể lực và trí tuệ
3.3.2. Mối tương quan giữa các chỉ số năng lực trí tuệ, trí nhớ của học sinh....
Chương 4: Bàn luận
4.1. Các chỉ số thể lực của học sinh
4.1.1. Chiều cao của học sinh
4.1.2. Cân nặng của học sinh
4.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh
4.1.4. Chỉ số Pignet và BMI của học sinh
4.2. Một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao của
học sinh
4.2.1. Chỉ số IQ và các mức trí tuệ
4.2.2. Trí nhớ của học sinh
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
- Thể lực của học sinh
- Năng lực trí tuệ của học sinh
Kiến nghị
- Các chỉ số thể lực và trí tuệ ở trẻ em có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống, điều kiện văn hóa, xã hội và sự quan tâm chăm sóc. Trẻ em trong giai đoạn từ 7 đến 15 tuổi là thời kỳ phát triển thể lực và trí tuệ một cách mạnh mẽ nhất. Chính vì vậy, muốn phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ em cần phải làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng hợp lý, xây dựng một môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh.
- Cần tăng cường nghiên cứu các chỉ số sinh học và trí tuệ của trẻ em nhiều hơn, sâu rộng hơn. Các chỉ số này cần được tiến hành nghiên cứu thường xuyên và cần được tổng kết trong từng khoảng thời gian nhất định để rút ra kết luận. Có như vậy, chung ta mới có các dữ kiện làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao sức khỏe, tầm vóc và các biện pháp giáo dục, đào tạo phù hợp nhất cho thế hệ trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hồng Anh (1990), Bản hướng dẫn sử dụng test Raven, Lược dịch, N – T, Hà Nội.
2. Đỗ Hồng Anh (1991), “Tình hình dùng test tâm lý ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (10), tr.44 – 45.
3. Trịnh Văn Bảo (1993), “Một số ý kiến về ảnh hưởng của di truyền và môi trường đến việc hình thành tài năng”, Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa, Hà Nội.
4. Trịnh Văn Bảo (1997), “Vấn đề di truyền với sự tăng trưởng”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX-07-07, Hà Nội, Tr.150-161.
5. Bộ môn Nhi khoa, Trường đại học Y Dược Hà Nội (1961), Đặc điểm về phát triển và phát dục ở trẻ em, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Carrol E.Izard (2000), Những cảm xúc của người, NXB Giáo dục, 1992, Tr.59-77.
7. Trần Hồng Cẩm và cộng sự (2000), “Giải thích thuật ngữ tâm lý – Giáo dục học”, Dự án Việt – Bỉ “Hỗ trợ học từ xa”, Hà Nội.
8. Trần Thị Cúc (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm điện não và năng lực trí tuệ của học sinh và sinh viên thành phố Huế, Luận án tiến sĩ sinh học.
9. Đỗ Hồng Cường (2009), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trung học cơ sở các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Cơ quan báo cáo phát triển con người Liên hợp quốc (1995), chỉ tiêu và chỉ số phát triển con người, NXB Thống kê Hà Nội. Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
10. Trần Văn Dần và cộng sự (1996), “Các chỉ tiêu hình thái ở trẻ em lứa tuổi học sinh”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ số sinh học người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, Tr.26-29.
11. Trần Văn Dần và cộng sự (1997), “Một số nhận xét về sự phát triển thể lực của học sinh 8 – 14 tuổi trên một số vùng dân cư miền Bắc Việt Nam trong thập kỷ 90”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX-07-07, Hà Nội, Tr.480- 490.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Van Kien
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)